Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

Công nghệ thi công chống thấm tầng hầm

1. Chống thấm cho tầng hầm bằng bê tông cốt thép (BTCT) còn đảm bảo cho thép cốt trong bê tông không bị ăn mòn. 

Do vậy, đối với kết cấu BTCT tầng hầm, yêu cầu chống thấm không chỉ là yêu cầu sử dụng mà còn là điều kiện đảm bảo cho công trình có độ bền vững cần thiết. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này vẫn chưa có chỉ dẫn hay tiêu chuẩn hướng dẫn thiết kế và thi công tầng hầm nhà cao tầng. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật cũng như thiết kế thi công nhà cao tầng chỉ bao gồm thiết kế kiến trúc, bản vẽ kết cấu, hệ thống kỹ thuật. Phần thiết kế chống thấm cho nhà cao tầng nói chung và tầng hầm nói riêng chỉ gồm vài dòng chú thích với những chỉ dẫn chung. Các đơn vị thi công thực hiện việc chống thấm tầng hầm theo kinh nghiệm riêng của mình nên mỗi đơn vị có một cách. Hậu quả là hầu hết các tầng hầm của nhà cao tầng đều bị thấm. Xin giới thiệu công nghệ chống thấm tầng hầm kết cấu BTCT liền khối để khắc phục tình trạng trên. 

2. Nguyên lý chống thấm 

Chống thấm tầng hầm nhà cao tầng dựa trên những nguyên lý sau:
 - Nâng cao khả năng chống thấm của kết cấu BTCT đáy và tường tầng hầm bằng bê tông chống thấm; 
- Chống thấm bổ sung phía ngoài tầng hầm bằng các vật liệu đàn hồi, tấm chống thấm đúc sẵn; 

2.1. Nâng cao khả năng chống thấm của bê tông kết cấu BTCT 

Biện pháp này cần xét đến đầu tiên khi thiết kế chống thấm các tầng hầm kết cấu BTCT. Nâng cao khả năng chống thấm của bê tông tầng hầm bằng việc sử dụng phụ gia khoáng hoạt tính siêu mịn không chỉ chống thấm hữu hiệu cho phần ngầm của công trình mà còn bảo vệ cho thép cốt khỏi bị gỉ và đảm bảo độ bền lâu của công trình. Cho đến nay, các nhà kết cấu thường chỉ định cường độ chịu nén tối thiểu của bê tông ở độ tuổi 28 ngày mà không quan tâm đến các tính chất khác của bê tông. Trong khi đó, độ bền lâu của bê tông lại phụ thuộc rất nhiều vào độ rỗng và phân bố lỗ rỗng theo đường kính. Phụ gia khoáng hoạt tính microsilica như silicafume hoặc tro trấu khi được đưa vào thành phần bê tông sẽ làm giảm đáng kể tổng độ rỗng và đặt biệt là lỗ rỗng mao dẫn (các lỗ rỗng có đường kính lớn hơn 10-4mm). Để đạt được điều này, thành phần bê tông chống thấm cần được thiết kế bởi cơ quan thiết kế chuyên ngành. Khi lựa chọn cấp chống thấm của bê tông dùng thi công tường và đáy tầng hầm cần lưu ý đến chiều dày kết cấu và chiều cao mực nước ngầm. Mối liên hệ giữa chiều dày kết cấu BTCT và chiều cao mực nước ngầm với cấp chống thấm cần thiết của bê tông. 

2.2. Chống thấm bổ sung 

Trong trường hợp việc nâng cao khả năng chống thấm của bê tông kết cấu tầng hầm chưa đáp ứng được yêu cầu (về mức độ chống thấm, hệ số an toàn hay tính kinh tế của giải pháp) có thể xem xét các biện pháp chống thấm bổ sung. Đó là các giải pháp kỹ thuật nhằm bao bọc toàn bộ phía ngoài kết cấu BTCT bằng các tấm chống thấm đúc sẵn hoặc các màng chống thấm đàn hồi. Trong quá trình thiết kế và thi công cũng cần đặc biệt chú ý tới các giải pháp kỹ thuật và các biện pháp thi công nâng cao khả năng chống thấm của các vị trí như mối nối thi công mạch ngừng, lỗ bu lông, đường ống kỹ thuật xuyên qua tường và đáy tầng hầm. 

3. Công nghệ chống thấm tầng hầm nhà cao tầng 

3.1. Thiết kế chống thấm 

Cho tới nay, các biện pháp chống thấm thường được chỉ định bởi thiết kế kiến trúc hoặc thiết kế kết cấu. Thiết kế chống thấm thường được gói gọn trong một vài dòng chỉ dẫn chung. Chính vì vậy khi có tác động của nước ngầm thì các công trình đều bị thấm nước, đặc biệt là tầng hầm nhà cao tầng. Việc thiết kế chống thấm cần được coi như là phần riêng biệt không thể thiếu đối với các công trình có phần ngầm. Thiết kế chống thấm các kết cấu BTCT tầng hầm cần tiến hành theo các bước sau: 
3.1.1. Xác định các căn cứ thiết kế chống thấm 
- Các thông số về địa chất khu vực xây dựng, mực nước ngầm, khả năng xâm thực của nước ngầm... 
- Các yêu cầu kỹ thuật của công trình như: tính chất sử dụng, độ sâu của tầng hầm, niên hạn sử dụng...
 - Bản vẽ kiến trúc, kết cấu và hệ thống kỹ thuật của tầng hầm. Các tài liệu trên làm cơ sở cho việc lựa chọn phương án chống thấm cũng như vật liệu sử dụng. 
3.1.2. Chọn cấp chống thấm của bê tông và thiết kế các lớp chống thấm bổ sung 
Căn cứ vào cấu tạo của kết cấu bê tông đáy tường tầng hầm, các thông số về mực nước ngầm và khả năng xâm thực của nước ngầm và khả năng xâm thực của nước ngầm và các yêu cầu kinh tế - kỹ thuật của công trình mà chọn cấp chống thấm của bê tông theo bảng 1 và thiết kế các lớp chống thấm bổ sung. Các lớp chống thấm bổ sung thường đươc cấu tạo từ các tấm chống thấm đúc sẵn, các màng đàn hồi từ các loại keo, các chất kết tinh trong bê tông sau khi được phun vào hoặc từ đất sét đầm chặt. Trong thiết kế cần quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với hỗn hợp bê tông và bê tông chống thấm, các vật liệu chống thấm đặc chủng.
 3.1.2.1 Yêu cầu kỹ thuật đối với hỗn hợp bê tông và bê tông chống thấm
 - Cường độ nén ở tuổi 28 ngày không nhỏ hơn mác thiết kế.
 - Mức chống thấm không thấp hơn mức chống thấm cần thiết (chọn theo tỷ lệ chiều cao cột nước/chiều dày kết cấu); 
- Tỷ lệ N/X không lớn hơn giá trị chọn theo yêu cầu về cường độ chịu nén và cấp chống thấm của bê tông;
 - Lượng hạt mịn (hạt có kích thước nhỏ hơn 0,3mm) trong 1m3 bê tông khoảng 450-800kg tuỳ theo Dmax của cốt liệu lớn và loại cốt liệu lớn là sỏi hoặc đá dăm;
 - Lượng xi măng trong 1m3 bê tông không nên nhỏ hơn 350kg và không nên lớn hơn 480kg;
 - Hỗn hợp bê tông cần có độ dẻo phù hợp với phương pháp đổ, thiết bị đầm và không bị tách nước. 
3.1.2.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu chống thấm chuyên dụng 
a. Bằng cách nước cho khe co dãn (khe lún) 
- Không cho nước xuyên qua; 
- Chiều rộng của băng không nhỏ hơn 200mm; 
- Đường kính hoặc chiều rộng của gân giữa của băng không nhỏ hơn 10mm; 
- Độ dãn dài của gân giữa của băng không nhỏ hơn 200% (tuỳ thuộc vào yêu cầu chuyển vị của khe lún); 
- Bên trong môi trường kiềm. 
b. Gioăng cách nước cho các mối nối nguội (mạch ngừng thi công) 
- Đối với loại tấm: 
+ Chiều rộng không nhỏ hơn 150mm;
 + Bên trong môi trường kiềm. 
- Đối với các loại vật liệu trương nở: 
+ Cạnh nhỏ nhất hoặc đứờng kính không nhỏ hơn 10mm;
 + Không nở sớm hơn 24giờ kể từ khi tiếp xúc với nước. 
c. Vật liệu chống thấm chuyên dụng cho sàn đáy 
Thường dùng tấm chống thấm đúc sẵn trên nền bitum hoặc bentonite. Yêu cầu kỹ thuật đối với tấm chống thấm đúc sẵn dùng cho sàn đáy:
 - Không cho nước xuyên qua; 
- Chiều dày không nhỏ hơn 3mm; 
- Và nối bằng phương pháp gia nhiệt hoặc tự và khi tiếp xúc với nước. 
d. Vật liệu chống thấm chuyên dụng cho tường 
Thường dùng các loại tấm đúc sẵn trên cơ sở bitum hoặc bentonite, các màng chống thấm đàn hồi hoặc các dung dịch kết tinh. 
3.1.3. Phân chia khối đổ 
Do quá trình thi công các kết cấu tầng hầm không thể làm một lần, việc phân chia khối đổ là cần thiết. Khi phân chia khối đổ cần tính đến đặc điểm công trình, cấu trúc của phần ngầm. Việc xử lý các mối nối thi công cần tính đến đặc điểm của từng loại vật liệu chống thấm chuyên dụng và phù hợp với kế cấu tầng hầm. 
3.2. Thi công bê tông chống thấm 
Thi công bê tông chống thấm cần tuân thủ theo các quy định trong TCVN 4453-1995 “Kết cấu bê tông và BTCT - Quy phạm thi công và nghiệm thu”. Ngoài ra đối với kết cấu đáy tầng hầm có thể áp dụng đầm lại hoặc xoa lại mặt sau khi đã hoàn thiện. Thời điểm và phương pháp đầm lại được thực hiện cần có những hướng dẫn của các kỹ sư chuyên nghiệp. Bê tông sau khi đầm hoặc đầm lại cần được bảo dưỡng ẩm phù hợp với các quy định trong TCVN 5574-1993” Bê tông nặng - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm” 

4. Kết luận

 - Sử dụng bê tông chống thấm thi công các kết cấu BTCT tầng hầm nhà cao tầng là giải pháp hữu hiệu đảm bảo độ bền lâu của công trình; - Chống thấm bổ sung phía ngoài các kết cấu tầng hầm bằng các vật liệu đàn hồi, tấm chống thấm đúc sẵn là cần thiết đối với các công trình có cấu tạo phức tạp, xây dựng ở khu vực có mực nước ngầm cao và yêu cầu chống thấm cao. - Thiết kế chống thấm tầng hầm nhà cao tầng cần được coi là bắt buộc và phải bao gồm các chỉ dẫn kỹ thuật và quy trình thi công cụ thể đối với bê tông và các lớp chống thấm khác

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến

Xây dựng, Sử dụng và Bảo quản Bể bơi

Xây dựng hồ bơi:
- Bạn hãy nghĩ về nó ngay từ khi lập kế hoạch xây nhà và trao đổi với kiến trúc sư thiết kế ngôi nhà của mình. Họ sẽ gợi ý cho bạn về hình dáng của hồ bơi như thế nào, hình tròn, hình chữ nhật, hình oval hay tự nhiên, … hệ thống đèn trang trí, thác nước… để hồ bơi có một dáng vẻ phù hợp với thiết kế chung của ngôi nhà.- Xử lý nước ban đầu phải thật chuẩn. Độ pH chuẩn là từ 7.2 – 7.6 pH. Độ pH trong nước hồ bơi là một chỉ số rất quan trọng ảnh hưởng tới tác dụng khử trùng của Clorine, an toàn về sức khoẻ, tạo sự thoải mái cho người bơi và độ bền của thiết bị. Khi pH >7.6 thì các chất diệt khuẩn sẽ mất tác dụng và tăng khả năng tạo cặn vôi trong thiết bị và đường ống. Khi pH < 7.2 sẽ gây xót mắt và khô tóc cho người bơi đồng thời tăng khả năng ăn mòn thiết bị.
Gồm lọc nước và khử trùng nước.

- Mức độ sử dụng hồ bơi như thế nào, gia đình bạn có bao nhiêu thành viên…
- Việc bố trí hồ bơi ở đâu tùy thuộc vào điều kiện mặt bằng và ý thích của chủ nhân: ngoài trời, trong nhà, trên sân thượng…
- Với các hồ bơi trên các tầng cao, phải tính trước kết cấu và việc xử lý chống thấm cực kỳ quan trọng.
- Nếu xây hồ bơi ở sân vườn thì chú trọng đất nền móng ở từng khu vực. Nếu ở sát bờ sông hoặc bờ biển thì kết cấu phức tạp hơn.
- Chi phí đầu tư phụ thuộc vào vị trí đất (đất yếu thì chi phí đầu tư lớn hơn) và phụ thuộc vào lựa chọn chủng loại thiết bị hồ bơi như thế nào.
- Thời gian thi công: phụ thuộc vào tiến độ chung của ngôi nhà và quy mô của hồ bơi.
- Giá xây dựng cơ bản hiện được tính theo thời giá (dao động từ 3 triệu – 5 triệu đồng/mét vuông – lưu ý là giá vật liệu xây dựng hiện nay thay đổi rất mạnh).
- Khi xây dựng hồ bơi, cần lưu ý để chọn các nhà thầu uy tín, thiết kế đường ống chuẩn, đảm bảo các yếu tố kỹ thuật. Như vậy trong quá trình sử dụng sẽ tiết kiệm được chi phí bảo quản, bảo trì , tiết kiệm điện…
Sử dụng và bảo quản hồ bơi:
Chúng ta đều quan tâm đến chi phí ban đầu khi xây dựng hồ bơi mà ít quan tâm đến chi phí phải trả trong quá trình sử dụng, bảo quản hồ bơi và vấn đề xử lý nước hồ bơi như thế nào để tốt cho sức khoẻ của gia đình. Đây mới là vấn đề quan trọng.

- Trong quá trình sử dụng cũng cần thường xuyên thử nước để điều chỉnh. Chất axít trong nước mưa cũng làm giảm độ ph nên phải có những biện pháp cân bằng. Nên có một bộ máy thử nước ở nhà (giá khoảng trên 20 USD, quý vị có thể tìm hiểu để tự thực hiện hoặc thuê các công ty dịch vụ).
- Khi sử dụng các hoạt chất nên chọn thời điểm thích hợp để bỏ vào hồ. Vào buổi chiều tối lúc trời thoáng mát là thích hợp nhất, sẽ hiệu quả và đỡ tốn kém.
- Nếu hồ bơi trong nhà là một khu vực không thóang khí, nên lựa chọn các loại Hóa chất và thiết bị
- Về các phụ kiện , thiết bị thay thế: sau một thời gian sử dụng sẽ bị hao mòn, cần thay thế. Có một số trường hợp chủ nhân chọn thiết bị quá đặc biệt, lúc hư hỏng khó tìm thiết bị thay thế trên thị trường. vì vậy khi trang bị cho hồ bơi nên cân nhắc và lựa chọn các thiết bị chuẩn, dễ tìm trên thị trường.
- Nên vệ sinh hồ thường xuyên. Hiện nay có loại robo vệ sinh hồ, giá từ 1000 USD – 2000 USD. Ơ nước ngoài thường hay sử dụng. Tuy nhiên, ở Việt Nam nhân công rẻ nên thuê nhân công tiết kiệm hơn.
- Về chi phí sử dụng, bảo quản hàng tháng: điều này cũng phụ thuộc vào mức độ sử dụng và trang thiết bị của hồ bơi. có thể so sánh việc sử dụng hồ bơi cũng như sử dụng một chiếc xe. Nếu xe tốt thì ít hư và bảo trì đỡ tốn kém và ngược lại.
- Không nên trồng cây lớn xung quanh khu vực hồ bơi vì rễ cây có thể ảnh hưởng đến hồ bơi.
Quá trình cơ ban trong xử lý nước hồ bơi và một số Hóa chất cơ bản:
Mỗi ngày quý vị nên cho hệ thống thiết bị lọc nước tuần hoàn hồ bơi lọc tối thiểu 6h/ngày với hồ bơi gia đình . Sau khi lọc nước là giai đoạn xử lý nước hồ bơi, thử nước, khử trùng bằng các hoạt chất. Khi xây dựng hồ bơi, nhà thầu hoặc công ty cung ứng dịch vụ cũng cung cấp cho bạn về quy trình và một số nguyên tắc cơ bản như bảng hướng dẫn cách thử nước hồ bơi, bảng dung lượng axít cần dùng để làm giảm độ pH, các thông số tiêu chuẩn lý tưởng về Hóa chất trong hồ bơi…
Để có một hồ bơi đạt chất lượng cao, đúng tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh cho người sử dụng, thì thiết bị lọc nước tuần hoàn và Hóa chất xử lý nước hồ bơi được quan tâm hàng đầu. Hệ thống lọc nước tuần hoàn chỉ có thể loại bỏ được các chất cặn bã không hoà tan trong nước , có kích thước lớn, nhưng không thể ngăn chặn và tiêu diệt được sự phát triển của các vi khuẩn, rêu tảo, tạp chất cũng như không thể loại bỏ được các chất cặn lơ lửng có kích thước quá nhỏ. điều đó chỉ có thể thực hiện được khi sử dụng các loại Hóa chất chuyên dùng của hồ bơi. dưới đây là một số loại thường dùng hiện nay:
- Hóa chất Chlorine dạng bột, Hóa chất Clorine dạng viên: để diệt và hạn chế vi khuẩn cùng các rong tảo trong hồ.
- Hóa chất SODA: để kiểm soát tổng lượng kiềm và điều chỉnh độ pH.
- Hóa chất ổn định Clorine: để hạn chế ảnh hưởng của nắng mặt trời lên lượng Clorine trong hồ. (Lưu ý:thành phần hoạt tính của loại này là 1000g/kg Iso Cyanuric Acid, không được dùng cho các hồ nước nóng hoặc hồ massage tập thể có mái che).
- Hóa chất lắng cặn ALUM
- Hóa chất làm bóng nước, giúp cho nước hồ bơi trong vắt và óng ánh. Đây là loại thích hợp với tất cả mọi Hóa chất khác và không ảnh hưởng đến mức cân bằng Hóa chất của hồ bơi.
- Hóa chất Brommine dạng viên: dùng để để diệt và hạn chế vi khuẩn cùng các rong tảo trong hồ massage.

Lát gạch trong thi công Bể bơi

Bể bơi và phong thuỷ

Thi công chống thấm Bể bơi, Bể nước
Công nghệ xây dựng hồ bơi