Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

Màu sắc theo tuổi

Nguyên tắc: Giảm màu "khắc mệnh", Trung hoà màu "bản mệnh" và Tăng màu "sinh mệnh". Trong nhà có nhiều người, nhiều mệnh khác nhau, thì người chủ nhà ( người có tiếng nói và quyết định trong căn nhà ấy sẽ là mệnh gốc để chọn màu ). Màu sắc trong phong thủy chủ yếu hướng đến việc cân bằng năng lượng âm và dương để đạt đến sự hài hòa lý tưởng. Âm là sắc tối yên tĩnh hấp thu màu và dương là sắc sáng chuyển động phản ánh màu. Do vậy, màu sắc được vận dụng để tăng cường những yếu tố thuận lợi và hạn chế những điều bất lợi từ môi trường tác động vào ngôi nhà. Theo nguyên lý ngũ hành, môi trường gồm 5 yếu tố Kim (kim loại), Mộc (cây cỏ), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất) và mỗi yếu tố đều có những màu sắc đặc trưng. Kim gồm màu sáng và những sắc ánh kim; Mộc có màu xanh, màu lục; Thủy gồm màu xanh biển sẫm, màu đen; Hỏa có màu đỏ, màu tím; Thổ gồm màu nâu, vàng, cam... Tính tương sinh của ngũ hành gồm Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Tính tương khắc của ngũ hành là Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. Tương sinh, tương khắc hài hòa, hợp lý sẽ mang lại sự cân bằng trong phong thủy cũng như trong cảm nhận thông thường của chúng ta theo thuật phong thủy. Việc lựa chọn màu theo sở thích hay chọn màu theo nguyên lý ngũ hành trong phong thủy là hai phương pháp khác nhau nhưng cùng chung một kết quả. Bạn có thể hiểu và hình dung thêm về màu sắc trong ngũ hành của thuật phong thủy được áp dụng trong kiến trúc. Mời các bạn theo dõi bảng tra màu sắc theo mệnh! để tra mệnh của bạn: mệnh Kim-Mộc-Thuỷ-Hỏa-Thổ Sau đó tra màu sắc của bạn theo bảng sau:


 + Gia chủ mệnh Kim nên sử dụng tông màu sáng và những sắc ánh kim vì màu trắng là màu sở hữu của bản mệnh, ngoài ra kết hợp với các tông màu nâu, màu vàng vì đây là những màu sắc sinh vượng (Hoàng Thổ sinh Kim). Những màu này luôn đem lại niềm vui, sự may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên gia chủ phải tránh những màu sắc kiêng kỵ như màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng Hỏa khắc Kim). + Cũng tương tự như vậy, gia chủ mệnh Thủy nên sử dụng tông màu đen, màu xanh biển sẫm, ngoài ra kết hợp với các tông màu trắng và những sắc ánh kim (Trắng bạch kim sinh Thủy). Gia chủ nên tránh dùng những màu sắc kiêng kỵ như màu vàng đất, màu nâu (Hoàng thổ khắc Thủy). + Gia chủ mệnh Mộc nên sử dụng tông màu xanh, ngoài ra kết hợp với tông màu đen, xanh biển sẫm (nước đen sinh Mộc). Gia chủ nên tránh dùng những tông màu trắng và sắc ánh kim (Trắng bạch kim khắc Mộc). + Gia chủ mệnh Hỏa nên sử dụng tông màu đỏ, hồng, tím, ngoài ra kết hợp với các màu xanh (Thanh mộc sinh Hỏa). Gia chủ nên tránh dùng những tông màu đen, màu xanh biển sẫm (nước đen khắc Hỏa). + Gia chủ là mệnh Thổ nên sử dụng tông màu vàng đất, màu nâu, ngoài ra có thể kết hợp với màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng hỏa sinh Thổ). Màu xanh là màu sắc kiêng kỵ mà gia chủ nên tránh dùng (Thanh mộc khắc Thổ).
Đọc thêm!

Màu sắc trong phong thủy

Màu sắc kéo dài sự kích thích ảo giác. Từ nhiều thế kỷ trước, màu sắc đã được phát triển thành những thực thể tượng trưng cho suy nghĩ và tình cảm. Vì thế, việc chọn lựa màu sắc trong trang trí nhà cửa theo thuật ... Phong Thuỷ là một phần tạo nên sự hoàn thiện cho môi trường sống.Ý nghĩa của màu sắc và sự phối hợp màu Lý thuyết về màu sắc luôn là đề tài gây nhiều tranh luận giữa các nhà tư vấn và thiết kế nội thất. Một điều mà dường như ai cũng đồng tình đó là mỗi màu đều có ảnh hưởng nhất định tới tình cảm, mức năng lượng và tinh thần một cách toàn diện của con người. Ví dụ, những màu đỏ, trắng, xanh lá cây kích thích sự hiếu chiến, thái độ trung lập và sự phát triển. Chúng ta nên khai thác và kết hợp từ 2-4 màu một lúc. Trước tiên bạn nên tìm hiểu đầy đủ về các yếu tố Phong Thuỷ có liên quan đến mình vì mỗi yếu tố lại gắn với một màu. Nói chung, bạn nên giữ sự phối hợp đơn sắc cho nhà bếp, phòng ăn, hay buồng tắm vì chúng ít khi ăn khớp với những nơi khác trong nhà. Sức mạnh của màu sắc
Màu sắc là một công cụ đầy quyền lực. Chúng có thể kích động, nâng cao, phá vỡ hay làm nhiễu loạn mức độ năng lượng (khí) của phòng ngủ. Thỉnh thoảng, không có gì kích thích năng lượng nhiều hơn là một sự thay đổi tổng thể. Lau chùi các miếng đá lát sạch sẽ và tiếp tục các công việc sau đó là sơn tường, sơn đồ đạc rồi đến cách décor. Bạn nên nhớ luôn luôn có một màu chủ đạo, những thứ khác có thể bổ sung thêm phong cách cho căn phòng nhưng nên nhớ “sai một ly, đi một dặm”. Vì thế, bạn nên biết điều tiết màu sắc cho phù hợp. Kết hợp màu sắc Việc pha trộn và phối màu luôn dựa trên thẩm mỹ cá nhân. Mỗi người có cách nhìn nhận về màu sắc theo những cách khác nhau nên kết quả là điều phản ánh thực nhất. Thực tế không có một nguyên tắc nào trong việc phối màu nhưng những màu sáng thường phù hợp với những tông màu sáng khác, màu nhẹ đi với màu nhẹ, màu sẫm lại ăn nhập với màu sẫm. Những màu sắc cổ điển Màu sắc trong cuộc sống thường nhật thường rơi vào phạm trù màu sắc an toàn hay cổ điển. Các màu xanh lá cây, nâu, đỏ, xanh dương, đen, xám, trắng nói chung vẫn thường gặp nhất. Đấy là những gam màu khiến mọi người có thể nhận ra ngay lập tức và thấy quen thuộc. Những màu sắc cực đoan Những màu sắc cực đoan hay thái quá là những “kẻ mang tới nguy cơ”. 

Việc sử dụng màu sắc trong ngôi nhà thường phản ánh đúng nhất cá tính của chủ nhân. Vì những màu sắc ấy có thể không được nhiều người thích. Bí quyết ở đây là hạn chế sử dụng những màu này làm màu chủ đạo hoặc làm nổi bật các bóng màu. Một màu vàng chói lọi có thể là một màu nhấn mạnh hoàn hảo tiếp thêm sinh lực cho một sự kết hợp màu. Hầu hết các màu nhạt đều rơi vào bảng xếp loại các màu cực đoan cùng với các tông màu nổi trội của sắc cam, xanh và màu lục lam.
Đọc thêm!

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

Công nghệ sàn BubbleDeck trong xây dựng

BubbleDeck là một công nghệ thi công sàn bê tông cốt thép mang tính cách mạng trong xây dựng khi sử dụng những quả bóng bằng nhựa tái chế để thay thế phần bê tông không tham gia chịu lực ở thớ giữa của bản sàn, làm giảm đáng kể trọng lượng bản thân kết cấu và tăng khả năng vượt nhịp lên khoảng 50%. 
Bản sàn BubbleDeck phẳng, không dầm, liên kết trực tiếp với hệ cột, vách chịu lực, có nhiều ưu điểm về mặt kỹ thuật và kinh tế, cụ thể: Tạo tính linh hoạt cao trong thiết kế, có khả năng áp dụng cho nhiều loại mặt bằng công trình; Giảm tới 35% trọng lượng bản thân kết cấu, từ đó giảm kích thước hệ kết cấu cột, vách, móng; Tăng khoảng cách lưới cột, giảm hệ tường, vách chịu lực; Giảm thời gian thi công và các chi phí dịch vụ kèm theo; Tiết kiệm khối lượng bê tông thi công: 2,3kg nhựa tái chế thay thế cho 230kg bê tông/m (BD 280) và rất thân thiện với môi trường khi giảm lượng phát thải năng lượng và khí C02(khí nhà kính). Các cấu kiện rộng 2,4m tạo nên một phần bản sàn tổng thể được sản xuất dưới dạng cấu kiện đúc sẵn bán toàn khối bao gồm lưới thép dưới và lớp bê tông đúc sẵn dày 60mm, hình thành hệ ván khuôn vĩnh cửu cho bản sàn. 
Các sườn tăng cứng có tác dụng cố định 2 lưới thép trên và dưới, định vị các quả bóng nhựa đúng vị trí cũng như tăng cường độ cứng dọc cho tấm sàn trong quá trình lắp dựng. Sau khi cấu kiện bán toàn khối được đặt vào vị trí và được đỡ tạm thời bằng hệ giáo thi công, các cấu kiện sẽ được liên kết lại với nhau bằng cốt thép rời đặt giữa các quả bóng nhựa trên lớp bê tông đúc sẵn và lưới thép trên. Quá trình đổ bê tông và dưỡng hộ tại công trường sẽ làm "biến mất" mối nối giữa các cấu kiện, do đó tạo ra được một sản phẩm hoàn thiện, đảm bảo độ ổn định và bền vững, có khả năng chịu lửa, cách âm tốt và chống tại các tác động có hại của thời tiết. BubbleDeck là công nghệ thi công tấm sàn phẳng, rỗng theo hai phương không dầm, ít cột, thi công không cần ván khuôn và có khẩu độ vượt nhịp lớn.
Sàn BubbleDeck rất linh hoạt trong thiết kế kiến trúc, có tính cách âm, cách nhiệt tốt và khả năng chống cháy nổ, giảm tác dụng động đất vượt trội. Với công nghệ BubbleDeck, việc thi công tấm sàn có thể tiết kiệm tới 50% lượng bê tông so với sàn truyền thống, giảm thời gian lắp dựng mỗi sàn xuống 5 đến 7 ngày, giảm tải trọng bản thân tấm sàn cũng như tải trọng lên phần móng công trình và góp phần tích cực vào công tác bảo vệ môi trường. Với những tiến bộ trên, công nghệ BubbleDeck đã được cấp chứng nhận đạt Tiêu chuẩn Xây dựng Châu Âu. Đặc điểm nổi bật của BubbleDeck là khả năng chịu lực. Một tấm sàn đặc gặp rất nhiều vấn đề khi phải vượt nhịp lớn do ảnh hưởng của trọng lượng bản thân. BubbleDeck đã giả quyết vấn đề này khi giảm 35% lượng bê tông trong tấm sàn nhưng vẫn đảm bảo khả năng chịu lực tương ứng. Vì vậy, khi có cùng khả năng chịu lực, 1 tấm sàn BubbleDeck chỉ cần sử dụng 50% lượng bê tông so với một tấm sàn đặc, hoặc cùng độ dày tấm sàn BubbleDeck có khả năng chịu tải gấp đôi sàn đặc nhưng chỉ tiêu thụ 65% lượng bê tông. BubbleDeck có khả năng chịu lực cắt xấp xỉ 65% khả năng của sàn đặc với cùng chiều cao. Trong tính toán thường sử dụng hệ số 0.6 để thể hiện mối tương quan này. Trong những vùng chịu lực phức tạp(khu vực quanh cột, vách, lõi), có thể bỏ bớt các quả bóng để tăng khả năng chịu lực cắt cho bản sàn. 
Khả năng chịu động đất cũng là một trong những ưu điểm của BubbleDeck. Lực động đất tác động lên công trình có giá trị tỉ lệ với khối lượng toàn công trình và khối lượng tương ứng ở từng cao độ sàn. BubbleDeck, tấm sàn phẳng chịu lực theo hai phương, với ưu điểm giảm nhẹ trọng lượng bản thân, khi kết hợp với hệ cột và vách chịu lực sẽ trở thành một giải pháp hiệu quả chống động đất cho các công trình cao tầng. 
Bên cạnh đó là khả năng vượt nhịp của BubbleDeck. Quá trình xác định nhịp lớn nhất mà tấm sàn BubbleDeck có thể vượt qua dựa trên tiêu chuẩn British Standard 8110 và EuroCode 2, có bổ sung hệ số 1.5 để kể đến việc giảm nhẹ bản thân sàn so với sàn đặc truyền thống. Tỉ số giữa nhịp/chiều cao tính toán của tấm sàn L/d ≤ 30 đối với sàn đơn, L/d ≤ 39 đối với sàn liên tục, L/d ≤ 10.5 đối với sàn ngàm một phương. Ngoài ra, khi cần vượt nhịp lớn (trên 15m), có thể sử dụng giải pháp BubbleDeck ứng lực trước, thực hiện căng sau(PT). Khi vượt nhịp lớn, tấm sàn BubbleDeck thông thường sẽ không gặp khó khăn về khả năng chịu lực nhưng cần hạn chế về độ võng lớn, vì vậy phải thực hiện giải pháp PT.
 BubbleDeck International vừa hoàn thành 32,000m2 sàn khu vực phát thanh và truyền hình cho trung tâm truyền thông Đan Mạch với kết cấu sàn ứng lực trước căng sau dày 390mm, khẩu độ vượt nhịp trên 16m. Các dây cáp ứng lực trước đặt cách nhau 3m cũng được chôn dễ dàng vào khe hở giữa các quả bóng của tấm sàn. 
Với các đặc điểm kỹ thuật vượt trội của mình, BubbleDeck, hệ sàn phẳng nhẹ duy nhất được chính thức công nhận tại nhiều quốc gia, đã được cấp Chứng nhận Kỹ thuật Hà Lan CUR 86, có giá trị tương đương với Chứng nhận của Tiêu chuẩn Xây dựng. 
BubbleDeck đã có mặt tại Việt Nam với tên giao dịch BubbleDeck Vietnam Joint Venture Company, trụ sở đặt tại 95 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Đọc thêm!

Thi công top down cho công trình

Công nghệ thi công Top-down (từ trên xuống), tiếng Anh là Top-down construction method, là công nghệ thi công phần ngầm của công trình nhà, theo phương pháp từ trên xuống, khác với phương pháp truyền thống: thi công từ dưới lên. Trong công nghệ thi công Top-down người ta có thể đồng thời vừa thi công các tầng ngầm (bên dưới cốt ± 0,00 (cốt ± 0,00 tức là cao độ mặt nền hoàn thiện của tầng trệt công trình nhà, đọc là cốt không)) và móng của công trình, vừa thi công một số hữu hạn các tầng nhà, thuộc phần thân, bên trên cốt không (trên mặt đất).


Trong công nghệ Top-down, các tầng hầm được thi công bằng cách thi công phần tường vây bằng hệ cọc barrette xung quanh nhà (sau này phần trên đỉnh của tường vây dùng làm tường bao của toàn bộ các tầng hầm) và hệ cọc khoan nhồi (nằm dưới chân các móng cột) bên trong mặt bằng nhà. Tường vây thi công theo công nghệ cọc nhồi bê tông tới cốt mặt đất tự nhiên hoặc cốt tầng trệt (cốt không). Trong trường hợp hệ tường vây được thi công tới mặt đất tự nhiên thấp hơn cốt nền tầng trệt thì, thay vì thi công Top-down ngay từ tầng trệt, có thể bắt đầu thi công top-down từ mặt nền tầng hầm thứ nhất (sàn tầng hầm đầu tiên), bên dưới mặt đất. Khi đó, tầng hầm thứ nhất được thi công bằng phương pháp từ dưới lên (bottom-up) truyền thống, phần tường vây trên đỉnh có nhiệm vụ như hệ tường cừ giữ thành hố đào. Trường hợp này cũng có thể gọi là bán Top-down hay "Sơ mi" top-down (semi-top-down). Riêng các cọc khoan nhồi bê tông nằm dưới móng cột ở phía trong mặt bằng nhà thì không thi công tới mặt đất mà chỉ tới ngang cốt móng (không tính phần bê tông đầu cọc nhồi, phải tẩy bỏ đi sau này) (Xem thêm bài Công nghệ thi công cọc nhồi bê tông). 


Phần trên chịu lực tốt, ngay bên dưới móng của các cọc nhồi này được đặt sẵn các cốt thép bằng thép hình, chờ dài lên trên tới cốt không (cốt nền ngay tại mặt đất). Các cốt thép hình này, là trụ đỡ các tầng nhà hình thành trong khi thi công Top-down, nên nó phải được tính toán để chịu được tất cả các tầng nhà, mà được hoàn thành trước khi thi công xong phần ngầm (gồm tất cả các tầng hầm cộng thêm một số hữu hạn các tầng thuộc phân thân đã định trước). Tiếp theo đào rãnh trên mặt đất (làm khuôn dầm), dùng ngay mặt đất để làm khuôn hoặc một phần của khuôn đúc dầm và sàn bê tông cốt thép tại cốt không. Khi đổ bê tông sàn cốt không phải chừa lại phần sàn khu thang bộ lên xuống tầng ngầm, để (cùng kết hợp với ô thang máy) lấy lối đào đất và đưa đất lên khi thi công tầng hầm. Sàn này phải được liên kết chắc với các cốt thép hình làm trụ đỡ chờ sẵn nêu trên, và liên kết chắc với hệ tường vây (tường vây là gối đỡ chịu lực vĩnh viễn của sàn bê tông này). 

Sau khi bê tông dầm, sàn tại cốt không đã đạt cường độ tháo dỡ khuôn đúc, người ta tiến hành cho máy đào chui qua các lỗ thang chờ sẵn nêu ở trên, xuống đào đất tầng hầm ngay bên dưới sàn cốt không. sau đó lại tiến hành đổ bê tông sàn tầng hầm này, ngay trên mặt đất vừa đào, tương tự thi công như sàn tại cốt không, rồi tiến hành lắp ghép cốt thép cột tầng hầm, lắp khuôn cột tầng hầm và đổ bê tông chúng. Cứ làm như cách thi công tầng hầm đầu tiên này, với các tầng hầm bên dưới. Riêng tầng hầm cuối cùng thay vì đổ bê tông sàn thì tiến hành thi công kết cấu móng và đài móng. Đồng thời với việc thi công mỗi tầng hầm thì trên mặt đất người ta vẫn có thể thi công một hay vài tầng nhà thuộc phần thân như bình thường. Sau khi thi công xong hết các kết cấu của tầng hầm người ta mới thi công hệ thống thang bộ và thang máy lên xuống tầng hầm.
Đọc thêm!

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2011

Khái lược về phụ gia bê tông

1. Đặc tính của một số loại phụ gia chủ yếu Theo hiệu quả làm việc, chúng ta có thể phân loại như sau: 
1.1 Phụ gia cuốn khí Loại phụ gia này có tác dụng tạo ra rất nhiều các bọt khí nhỏ trong bê tông để nâng cao khả năng chịu đóng băng và tan của bê tông, tăng tính linh động của bê tông khi đổ bê tông trong vùng nhiệt độ thấp. Tác dụng của loại phụ gia này sẽ giảm khi tăng nhiệt độ trong bê tông và hàm lượng xi măng cao, có trộn chất độn tro bay. 

 
1.2 Phụ gia giảm thấm nước Là loại phụ gia để giảm mức độ truyền dẫn hơi nước ẩm tiết ra trong dạng lỏng hay hơi nước từ trong bê tông hay đi qua bê tông. Các loại phụ gia này bắt nguồn từ các loại vật liệu hạt nhỏ có tính pozzolanic nghĩa là nó có thể phản ứng với hydroxide calci được giải phóng từ sự thuỷ hóa xi măng để tạo ra một thành phần có tính xi măng chèn vào các lỗ trống. 


 1.3 Phụ gia đông cứng nhanh Dùng để trợ giúp đổ bê tông trong thời tiết lạnh, cho phép kết thúc việc đổ bê tông và có thể tháo dỡ ván khuôn sớm. Loại phụ gia này có thể dùng trong điều kiện để trám chỗ rò rỉ do áp lực nước, kết thúc việc sữa chữa kết cấu sớm hơn. Tác dụng của loại phụ gia này làm tăng nhanh quá trình ninh kết, tăng nhanh cường độ bê tông trong thời gian ban đầu nhưng nó có thể làm giảm cường độ lâu dài của bê tông. Nên chú ý rằng nếu dùng quá liều lượng sẽ làm cho bê tông giảm cường độ chịu lực. Trong phụ gia đông cứng nhanh có ion clo nên nó có khuynh hướng gia tăng gỉ cho các kết cấu thép chôn vào bê tông.
1.4 Phụ gia làm chậm đông cứng Phụ gia này dùng để đổ bê tông trong thời tiết quá nóng, hoặc đổ bê tông với khối lượng lớn, để loại trừ các mối nối nguội. Nó có tác dụng tốt khi chuyên chở bê tông hoặc vữa với cự ly quá xa. Tác dụng của loại phụ gia này làm chậm đông cứng bê tông, nó làm giảm cường độ bê tông ở tuổi ban đầu (đến 7 ngày) nhưng không làm giảm cường độ bê tông ở tuổi 28 ngày. Vật liệu dùng để chế tạo loại phụ gia này là các loại axit Lignosulphonic, axit hydroxy carborylic và các muối của nó. Để có được hiệu quả chậm đông cứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ của bê tông, thành phần hóa học của xi măng và hàm lượng xi măng trong bê tông. Nếu hàm lượng phụ gia quá nhiều làm cho cường độ bê tông chậm phát triển, có khi cường độ bê tông dừng phát triển cho đến khi hàm lượng không khí trong bê tông không thừa, bê tông không được phép khô trong khi tiếp tục phát triển cường độ có nghĩa là phải kéo dài thời gian bảo dưỡng một cách thích hợp. Việc cho quá liều lượng phụ gia chậm đông cứng dẫn đến làm giảm cường độ của bê tông. 


 1.5 Phụ gia trợ bơm Là loại phụ gia để cho bê tông trơn hơn, dễ dàng bơm bê tông cho cự ly xa tránh phân tầng bê tông. Tác dụng của loại phụ gia này là ép nước ở trong hồ xi măng, làm cho hồ xi măng trở nên dẻo hơn và chui vào các khe hở của cốt liệu làm cho bê tông trơn. Loại phụ gia này chỉ dùng cho bê tông được thiết kế với cấp phối giành cho bê tông bơm không phải để biến loại bê tông được thiết kế với cấp phối bình thường trở thành bê tông bơm. 
1.6 Phụ gia bê tông nở Phụ gia này làm tăng thể tích của vữa hoặc của bê tông để sản xuất vữa bơm cho bu lông neo, chèn chân cột, sản xuất bê tông tự ứng suất. Loại phụ gia này hoạt động trong lúc thuỷ hóa xi măng hoặc tự nở hoặc phản ứng với các thành phần khác của bê tông tạo ra sự trương nở. Vật liệu của loại phụ gia có thể có ba loại. Loại có chứa sắt và chất gia tăng oxit, loại phụ gia tạo khí chứa bột nhôm, loại có chứa oxit calci tự do.Do đó khi dùng phải xem xét kỹ việc dùng với các phụ gia khác cho tương thích, nếu không bê tông sẽ bị phá hoại. Việc dùng quá liều lượng phụ gia sẽ làm cho bê tông bị phá vỡ do lực giãn nở trong bê tông. 
1.7 Phụ gia tự bảo dưỡng bê tông (Rehocure) Bắt đầu từ năm 1988 nhà sản xuất MBT (chi nhánh tại Úc) có đưa ra một loại phụ gia tự bảo dưỡng 736 (Rechocure 736). Với loại phụ gia này (liều lượng 5 lít/m3 bê tông) thì bê tông không cần bảo dưỡng mà bê tông vẫn đạt cường độ, giảm tỷ lệ lỗ rỗng và độ chống mài mòn tương đương như các phương pháp bảo dưỡng bằng nước hoặc bằng màng bọc thông thường, đặc biệt trị số co ngót dẻo của bê tông giảm đi so với bê tông được bảo dưỡng bằng phương pháp thông thường. Các phương pháp bảo dưỡng thông thường là tưới nước ở mặt ngoài bê tông hoặc giữ nước ở mặt ngoài của bê tông (màng bọc), cơ cấu của tự bảo dưỡng là tạo ra dính kết hydrogen giữa các phân tử nước với nhóm OH trên một phân tử Polyme. Ngoài ra có nhiều loại phụ gia khác như phụ gia chống ăn mòn, phụ gia giảm co ngót. 
1.8 Phụ gia hóa dẻo để giảm nước trong bê tông Phụ gia giảm nước có tác dụng phân tán các hạt xi măng làm tăng độ chảy của bê tông và làm tăng tính linh động của bê tông do đó có thể giảm lượng nước trong bê tông. Tuy nhiên những chất hóa học làm tăng tính linh động thông thường lại có tác dụng làm chậm quá trình thuỷ hóa xi măng và do đó ảnh hưởng đến thời gian ninh kết của bê tông nên người ta cần phải bù một lượng thích hợp các hóa chất tăng nhanh đông cứng. Thành phần hóa học của loại phụ gia này dùng loại gốc Lignosulphonate. Các nghiên cứu chỉ ra rằng dùng loại phụ gia này làm tăng co ngót khô và từ biến của bê tông. 
1.9 Phụ gia siêu dẻo giảm nước cao Phụ gia siêu dẻo là loại có thể giảm lượng nước trong bê tông rất nhiều, nhưng nó khác với loại phụ gia giảm nước bình thường là nó không ảnh hướng tới thời gian ninh kết của bê tông. Bởi vậy nó có thể tạo ra các loại bê tông có độ linh động cao. Ở giai đoạn đầu tiên khi mới phát triển phụ gia siêu dẻo, tác dụng của phụ gia chỉ kéo dài trong thời gian 30 phút cho nên phải kiểm tra rất chặt chẽ thời điểm mà chất phụ gia được trộn vào bê tông. Ngày nay đã sản xuất các loại phụ gia mà thời gian tác dụng của nó vượt qua giới hạn này rất nhiều, có thể kéo dài 180 phút. Thành phần hóa học của loại phụ gia này thường là các loại: + Melamine formaldehyde + Naphthalene formaldehyde hoặc là các loại khác. Phụ gia siêu dẻo có thể được dùng với mục đích: - Tăng tính linh động của bê tông khi vẫn giữ tỷ lệ nước – xi măng (N/X) cố định. - Tăng cường độ của bê tông bằng cách giảm lượng nước. Thế hệ phụ gia siêu dẻo đầu tiên có thể giảm nước được 25%, ngày nay có loại giảm được 30% nước và có loại giảm được 40% nước. Trong phạm vi tăng độ linh động của bê tông có thể làm cho bê tông đạt tới độ sụt 200mm. Loại bê tông này có thể tự làm bằng mặt nhưng chưa tự đầm được. 
Lĩnh vực áp dụng điển hình của phụ gia siêu dẻo cho bê tông trong những trường hợp sau - Cải thiện việc đổ bê tông và đầm bê tông ở những vùng của cấu kiện bê tông bố trí dày đặc cốt thép và khó tiếp cận. - Sản xuất bê tông cường độ cao. - Trợ giúp cho việc bơm bê tông đi xa hơn và cao hơn. Khi dùng phụ gia siêu dẻo cần phải chú ý những điểm sau đây: - Chọn loại thích hợp cho loại xi măng nhất định theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và với liều lượng theo điều kiện cụ thể. - Mặc dầu bê tông có phụ gia siêu dẻo có thể tự làm bằng mặt nhưng vẫn phải được đầm chặt. - Phải chú ý làm ván khuôn cho chặt khít tốt để bê tông không bị rò chảy ra ngoài do độ linh động cao. - Khi bơm bê tông với phụ gia siêu dẻo cần có máy bơm dự phòng vì nếu máy bơm bị hỏng thì không có thời gian để chữa máy bơm. - Trong trường hợp dùng phụ gia siêu dẻo có tác dụng trong thời gian từ 2 đến 3 giờ thì mới được phép trộn thêm phụ gia ở trạm trộn. 
Đọc thêm!

Bê tông siêu bền



Với sự sử dụng phụ gia siêu dẻo thế hệ mới người ta có thể chế tạo các loại bê tông siêu bền, tức là loại bê tông có cường độ kháng ép lớn hơn 60 MPa (mẫu én hình trụ). Trên thế giới, khi xây dựng nhà cao tầng trong vùng có gió lớn và động đất người ta đã dùng loại bê tông có cường độ 80 MPa và 120 MPa. Đối với công trình cầu việc dùng loại bê tông siêu bền đang trong quá trình thử nghiệm, nhưng người ta đã dùng phổ biến loại bê tông với cường độ 60 MPa. Bảng 5: Trình bày một ví dụ cấp phối của bê tông siêu bền Tỷ lệ nước với lượng bột % Tỷ lệ cát với cốt liệu % Trọng lượng Kg/m3 Phụ gia W C S G Loại Liều lượng 18,0 41,9 150 833 861 795 SP8HU C X 1,8% Tính chất của vật liệu xem bảng 6 Bảng 6. Tính chất của vật liệu Ký hiệu vật liệu Trọng lượng riêng Giá trị độ mịn C Xi măng Silica-fume 3,08 S Cát 2,58 Cát G Đá 2,65 Đá nghiền, kích thước max 20mm Ngày nay dùng bê tông mác cao đã được thế giới chấp nhận như một xu hướng tất yếu. Việc sử dụng phụ gia siêu dẻo để sản xuất các loại bê tông mác cao và bê tông siêu bền là không phức tạp và tốn kém. Để phát triển bền vững, gìn giữ môi trường, giảm chi phí duy tu cho công trình, tăng độ bền cho kết cấu công trình cần phải sản xuất các loại bê tông mác cao ứng dụng vào công trình cầu và các công trình xây dựng ở Việt Nam. Công việc này cần bắt tay làm ngay từ bây giờ, không nên chậm trể: - Các kỹ sư thiết kế mạnh dạn áp dụng loại bê tông có cường độ 60MPa cho các công trình cầu bê tông dự ứng lực nhịp lớn, loại bê tông này vẫn nằm trong phạm vi áp dụng các lý thuyết tính toán của kết cấu bê tông thông thường. Với bê tông mác cao, cần thiết kế các kích thước mặt cắt thanh mảnh hơn, tính dự toán tỷ mỷ hơn để đem lại hiệu quả tiết kiệm chung cho công trình. - Các nhà quản lý ủng hộ việc dùng bê tông chất lượng cao trong quá trình xét duyệt các đồ án thiết kế. - Các nhà thầu cần đầu tư cho công tác sản xuất bê tông một cách thích đáng, xây dựng đội ngũ đốc công am hiểu về bê tông để quản lý chất lượng sản xuất. Hiện nay hầu hết các nhà thầu đều sản xuất bê tông tại trạm trộn tại hiện trường, cho nên trong đội ngũ kỹ sư quản lý dự án nhất thiết phải có kỹ sư chuyên ngành vật liệu bê tông tại hiện trường để quản lý công tác thiết kế cấp phối và kỹ thuật sản xuất bê tông tại công trường
Đọc thêm!

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

Nguyên nhân gây hư hại và làm giảm tuổi thọ của sàn bê tông

Sàn bê tông là ứng dụng phổ biến nhất trong các nhà máy, nhà xưởng ở các khu công nghiệp. Ưu điểm của sàn bê tông là có bề mặt phẳng, lại rất cứng chắc có thể chịu sự va đập và mài mòn khá tốt. Vì vậy, vấn đề bảo vệ sàn bê tông được rất nhiều chủ đầu tư quan tâm. Những nguyên nhân gây hư hại và làm giảm tuổi thọ của sàn bê tông : • Nguyên nhân đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tuổi thọ của sàn bê tông là sự không ổn định của lớp địa chất (cơ địa). Nếu xây dựng nhà máy, nhà xưởng trên cơ địa khá ổn định như nền đá ong, đất bazan…thì sàn bê tông ổn định và chắc chắn. Còn nếu xây dựng nhà máy trên nền ruộng đồng hoặc ao, hồ, đầm lầy..thì sàn bê tông yếu, dễ gây ra hiện tượng nứt vỡ, lún thậm chí là sập nhà xưởng. Ở khu vực Miền Nam Việt Nam thì khu vực Củ Chi (TP. HCM), Biên Hòa (Đồng Nai), Tây Ninh được đánh giá là có cơ địa vững chắc và ổn định nhất, một số nơi như khu vực Huyện Bình Chánh ( TP HCM) hay các khu vực ở Miền Tây là những khu vực có cơ địa yếu và thiếu ổn định nhất. • Một nguyên nhân khác khiến cho sàn bê tông dễ bị hư hại là do kết cấu bê tông không chắc chắn, xây dựng kết cấu sàn bê tông không đúng tiêu chuẩn của ngành xây dựng. Theo từ điển của ngành xây dựng thì kết cấu bê tông là loại kết cấu xây dựng được thiết kế và cấu tạo bởi bê tông, một loại vật chất cứng được tạo bởi hỗn hợp xi măng, đá nghiền, cát, nước và các phụ gia khác. Kết cấu sàn bê tông là kết cấu bê tông được định vị bằng lõi sắt, thép. Kết cấu bê tông yếu là khi những thành phần cấu tạo nên được pha trộn không đúng công thức hoặc thành phần tham gia không đúng tiêu chuẩn. Khi kết cấu sàn bê tông yếu thường gây ra các hiện tượng bề mặt sàn bị nứt, vỡ, lún, sập… • Bê tông non cũng là thủ phạm hàng đầu gây hư hại và làm giảm tuổi thọ cho sàn bê tông . Muốn nhận biết đâu là sàn có bê tông non , theo các chuyên gia xây dựng có hai phương pháp. Phương pháp thứ nhất là đem mẫu bê tông đến phòng thí nghiệm phân tích.Thông thường mác dùng cho sàn bê tông phải đạt từ 250 trở lên là sàn có khả năng chịu tải trọng tốt, đạt tiêu chuẩn, mác từ 250 trở xúông là bê tông non , mác càng xuống thấp chứng tỏ bê tông càng non và rất khó sửa chữa. Phương pháp thứ hai là kiểm tra thủ công bằng cách quan sát màu sắc cũng như dùng giấy nhám chà lên mặt sàn bê tông . Khi quan sát nếu thấy sàn bê tông có màu xanh thẫm hoặc xám thẫm (màu đậm) thì bê tông ấy là bê tông tiêu chuẩn, ngược lại thấy màu sắc sàn bê tông khá nhợt nhạt hoặc có màu trắng xanh thì là bê tông non. Khi dùng giấy nhám chà lên mặt sàn bê tông thấy nổi lên lớp cát nhỏ, mịn, nhuyễn và chắc thì đây là sàn bê tông tiêu chuẩn, còn khi thấy nổi lên lớp cát với hạt to, thô thì là sàn bê tông non. Cũng có trường hợp, bề mặt bê tông là bê tông tiêu chuẩn nhưng lớp bê tông phía dưới lại là bê tông non.Cho nên khi kiểm tra người ta thường dùng cái đục để kiểm tra toàn bộ sàn bê tông . Sàn bê tông non thường bị sùi cát, bị nứt hoặc bể, dễ bị mục khi bị nước hay hóa chất ngấm vào. Xử l‎ý sàn bê tông non không dễ dàng vì nếu mức độ quá nghiêm trọng thì phải làm mới lại toàn bộ sàn bê tông . • Ngoài các nguyên nhân trên, thì những hoạt động của con người là nguyên nhân trực tiếp và thường xuyên ảnh hưởng không tốt đến tuổi thọ sử dụng sàn bê tông . Nhiều nhà máy, nhà xưởng có những xe forklift hay xe nâng pallet có trọng tải lớn thường xuyên hoạt động trên bề mặt sàn bê tông khiến cho bề mặt sàn dễ bị nứt, vỡ và biến dạng bề mặt. Hơn nữa, dầu nhớt , dầu thắng từ những chiếc xe này hay bị vương vãi xuống sàn, ngấm vào kết cấu sàn bê tông gây ra hiện tượng bê tông bị mục hóa và làm mất thẩm mỹ trong khuôn viên nhà xưởng. Ở một số nhà máy thường xuyên sử dụng hoá chất thì mức độ hư hại của sàn bê tông tỏ ra nghiêm trọng hơn vì khi những hóa chất này ngấm vào kết cấu sàn bê tông, không những gây ra các hiện tượng nêu trên mà còn làm cho lõi sắt, thép bên trong bị gỉ, mục. Ngay cả những sàn đã sơn epoxy, nếu không tiến hành vệ sinh ngay cũng khiến cho lớp sơn bị bong tróc và phồng rộp, công tác bảo trì, sửa chữa sẽ khó khăn và tốn kém hơn. Tất cả những nguyên nhân đã nêu ở trên đều khiến cho sàn bê tông bị hư hại và làm giảm tuổi thọ sử dụng của sàn bê tông. Vì vậy, để tránh gặp phải những rắc rối không đáng có, các chuyên gia xây dựng đều khuyên chủ đầu tư trước khi thi công cần tư vấn kỹ các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Riêng về khía cạnh sàn bê tông, chủ đầu tư nên nghiên cứu kỹ các vấn đề liên quan đến cơ địa, nghiêm túc giám sát hoạt động thi công sàn bê tông đúng tiêu chuẩn.
Đọc thêm!

Công nghệ thi công chống thấm tầng hầm

1. Chống thấm cho tầng hầm bằng bê tông cốt thép (BTCT) còn đảm bảo cho thép cốt trong bê tông không bị ăn mòn. 

Do vậy, đối với kết cấu BTCT tầng hầm, yêu cầu chống thấm không chỉ là yêu cầu sử dụng mà còn là điều kiện đảm bảo cho công trình có độ bền vững cần thiết. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này vẫn chưa có chỉ dẫn hay tiêu chuẩn hướng dẫn thiết kế và thi công tầng hầm nhà cao tầng. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật cũng như thiết kế thi công nhà cao tầng chỉ bao gồm thiết kế kiến trúc, bản vẽ kết cấu, hệ thống kỹ thuật. Phần thiết kế chống thấm cho nhà cao tầng nói chung và tầng hầm nói riêng chỉ gồm vài dòng chú thích với những chỉ dẫn chung. Các đơn vị thi công thực hiện việc chống thấm tầng hầm theo kinh nghiệm riêng của mình nên mỗi đơn vị có một cách. Hậu quả là hầu hết các tầng hầm của nhà cao tầng đều bị thấm. Xin giới thiệu công nghệ chống thấm tầng hầm kết cấu BTCT liền khối để khắc phục tình trạng trên. 

2. Nguyên lý chống thấm 

Chống thấm tầng hầm nhà cao tầng dựa trên những nguyên lý sau:
 - Nâng cao khả năng chống thấm của kết cấu BTCT đáy và tường tầng hầm bằng bê tông chống thấm; 
- Chống thấm bổ sung phía ngoài tầng hầm bằng các vật liệu đàn hồi, tấm chống thấm đúc sẵn; 

2.1. Nâng cao khả năng chống thấm của bê tông kết cấu BTCT 

Biện pháp này cần xét đến đầu tiên khi thiết kế chống thấm các tầng hầm kết cấu BTCT. Nâng cao khả năng chống thấm của bê tông tầng hầm bằng việc sử dụng phụ gia khoáng hoạt tính siêu mịn không chỉ chống thấm hữu hiệu cho phần ngầm của công trình mà còn bảo vệ cho thép cốt khỏi bị gỉ và đảm bảo độ bền lâu của công trình. Cho đến nay, các nhà kết cấu thường chỉ định cường độ chịu nén tối thiểu của bê tông ở độ tuổi 28 ngày mà không quan tâm đến các tính chất khác của bê tông. Trong khi đó, độ bền lâu của bê tông lại phụ thuộc rất nhiều vào độ rỗng và phân bố lỗ rỗng theo đường kính. Phụ gia khoáng hoạt tính microsilica như silicafume hoặc tro trấu khi được đưa vào thành phần bê tông sẽ làm giảm đáng kể tổng độ rỗng và đặt biệt là lỗ rỗng mao dẫn (các lỗ rỗng có đường kính lớn hơn 10-4mm). Để đạt được điều này, thành phần bê tông chống thấm cần được thiết kế bởi cơ quan thiết kế chuyên ngành. Khi lựa chọn cấp chống thấm của bê tông dùng thi công tường và đáy tầng hầm cần lưu ý đến chiều dày kết cấu và chiều cao mực nước ngầm. Mối liên hệ giữa chiều dày kết cấu BTCT và chiều cao mực nước ngầm với cấp chống thấm cần thiết của bê tông. 

2.2. Chống thấm bổ sung 

Trong trường hợp việc nâng cao khả năng chống thấm của bê tông kết cấu tầng hầm chưa đáp ứng được yêu cầu (về mức độ chống thấm, hệ số an toàn hay tính kinh tế của giải pháp) có thể xem xét các biện pháp chống thấm bổ sung. Đó là các giải pháp kỹ thuật nhằm bao bọc toàn bộ phía ngoài kết cấu BTCT bằng các tấm chống thấm đúc sẵn hoặc các màng chống thấm đàn hồi. Trong quá trình thiết kế và thi công cũng cần đặc biệt chú ý tới các giải pháp kỹ thuật và các biện pháp thi công nâng cao khả năng chống thấm của các vị trí như mối nối thi công mạch ngừng, lỗ bu lông, đường ống kỹ thuật xuyên qua tường và đáy tầng hầm. 

3. Công nghệ chống thấm tầng hầm nhà cao tầng 

3.1. Thiết kế chống thấm 

Cho tới nay, các biện pháp chống thấm thường được chỉ định bởi thiết kế kiến trúc hoặc thiết kế kết cấu. Thiết kế chống thấm thường được gói gọn trong một vài dòng chỉ dẫn chung. Chính vì vậy khi có tác động của nước ngầm thì các công trình đều bị thấm nước, đặc biệt là tầng hầm nhà cao tầng. Việc thiết kế chống thấm cần được coi như là phần riêng biệt không thể thiếu đối với các công trình có phần ngầm. Thiết kế chống thấm các kết cấu BTCT tầng hầm cần tiến hành theo các bước sau: 
3.1.1. Xác định các căn cứ thiết kế chống thấm 
- Các thông số về địa chất khu vực xây dựng, mực nước ngầm, khả năng xâm thực của nước ngầm... 
- Các yêu cầu kỹ thuật của công trình như: tính chất sử dụng, độ sâu của tầng hầm, niên hạn sử dụng...
 - Bản vẽ kiến trúc, kết cấu và hệ thống kỹ thuật của tầng hầm. Các tài liệu trên làm cơ sở cho việc lựa chọn phương án chống thấm cũng như vật liệu sử dụng. 
3.1.2. Chọn cấp chống thấm của bê tông và thiết kế các lớp chống thấm bổ sung 
Căn cứ vào cấu tạo của kết cấu bê tông đáy tường tầng hầm, các thông số về mực nước ngầm và khả năng xâm thực của nước ngầm và khả năng xâm thực của nước ngầm và các yêu cầu kinh tế - kỹ thuật của công trình mà chọn cấp chống thấm của bê tông theo bảng 1 và thiết kế các lớp chống thấm bổ sung. Các lớp chống thấm bổ sung thường đươc cấu tạo từ các tấm chống thấm đúc sẵn, các màng đàn hồi từ các loại keo, các chất kết tinh trong bê tông sau khi được phun vào hoặc từ đất sét đầm chặt. Trong thiết kế cần quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với hỗn hợp bê tông và bê tông chống thấm, các vật liệu chống thấm đặc chủng.
 3.1.2.1 Yêu cầu kỹ thuật đối với hỗn hợp bê tông và bê tông chống thấm
 - Cường độ nén ở tuổi 28 ngày không nhỏ hơn mác thiết kế.
 - Mức chống thấm không thấp hơn mức chống thấm cần thiết (chọn theo tỷ lệ chiều cao cột nước/chiều dày kết cấu); 
- Tỷ lệ N/X không lớn hơn giá trị chọn theo yêu cầu về cường độ chịu nén và cấp chống thấm của bê tông;
 - Lượng hạt mịn (hạt có kích thước nhỏ hơn 0,3mm) trong 1m3 bê tông khoảng 450-800kg tuỳ theo Dmax của cốt liệu lớn và loại cốt liệu lớn là sỏi hoặc đá dăm;
 - Lượng xi măng trong 1m3 bê tông không nên nhỏ hơn 350kg và không nên lớn hơn 480kg;
 - Hỗn hợp bê tông cần có độ dẻo phù hợp với phương pháp đổ, thiết bị đầm và không bị tách nước. 
3.1.2.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu chống thấm chuyên dụng 
a. Bằng cách nước cho khe co dãn (khe lún) 
- Không cho nước xuyên qua; 
- Chiều rộng của băng không nhỏ hơn 200mm; 
- Đường kính hoặc chiều rộng của gân giữa của băng không nhỏ hơn 10mm; 
- Độ dãn dài của gân giữa của băng không nhỏ hơn 200% (tuỳ thuộc vào yêu cầu chuyển vị của khe lún); 
- Bên trong môi trường kiềm. 
b. Gioăng cách nước cho các mối nối nguội (mạch ngừng thi công) 
- Đối với loại tấm: 
+ Chiều rộng không nhỏ hơn 150mm;
 + Bên trong môi trường kiềm. 
- Đối với các loại vật liệu trương nở: 
+ Cạnh nhỏ nhất hoặc đứờng kính không nhỏ hơn 10mm;
 + Không nở sớm hơn 24giờ kể từ khi tiếp xúc với nước. 
c. Vật liệu chống thấm chuyên dụng cho sàn đáy 
Thường dùng tấm chống thấm đúc sẵn trên nền bitum hoặc bentonite. Yêu cầu kỹ thuật đối với tấm chống thấm đúc sẵn dùng cho sàn đáy:
 - Không cho nước xuyên qua; 
- Chiều dày không nhỏ hơn 3mm; 
- Và nối bằng phương pháp gia nhiệt hoặc tự và khi tiếp xúc với nước. 
d. Vật liệu chống thấm chuyên dụng cho tường 
Thường dùng các loại tấm đúc sẵn trên cơ sở bitum hoặc bentonite, các màng chống thấm đàn hồi hoặc các dung dịch kết tinh. 
3.1.3. Phân chia khối đổ 
Do quá trình thi công các kết cấu tầng hầm không thể làm một lần, việc phân chia khối đổ là cần thiết. Khi phân chia khối đổ cần tính đến đặc điểm công trình, cấu trúc của phần ngầm. Việc xử lý các mối nối thi công cần tính đến đặc điểm của từng loại vật liệu chống thấm chuyên dụng và phù hợp với kế cấu tầng hầm. 
3.2. Thi công bê tông chống thấm 
Thi công bê tông chống thấm cần tuân thủ theo các quy định trong TCVN 4453-1995 “Kết cấu bê tông và BTCT - Quy phạm thi công và nghiệm thu”. Ngoài ra đối với kết cấu đáy tầng hầm có thể áp dụng đầm lại hoặc xoa lại mặt sau khi đã hoàn thiện. Thời điểm và phương pháp đầm lại được thực hiện cần có những hướng dẫn của các kỹ sư chuyên nghiệp. Bê tông sau khi đầm hoặc đầm lại cần được bảo dưỡng ẩm phù hợp với các quy định trong TCVN 5574-1993” Bê tông nặng - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm” 

4. Kết luận

 - Sử dụng bê tông chống thấm thi công các kết cấu BTCT tầng hầm nhà cao tầng là giải pháp hữu hiệu đảm bảo độ bền lâu của công trình; - Chống thấm bổ sung phía ngoài các kết cấu tầng hầm bằng các vật liệu đàn hồi, tấm chống thấm đúc sẵn là cần thiết đối với các công trình có cấu tạo phức tạp, xây dựng ở khu vực có mực nước ngầm cao và yêu cầu chống thấm cao. - Thiết kế chống thấm tầng hầm nhà cao tầng cần được coi là bắt buộc và phải bao gồm các chỉ dẫn kỹ thuật và quy trình thi công cụ thể đối với bê tông và các lớp chống thấm khác
Đọc thêm!

Bài đăng phổ biến

Xây dựng, Sử dụng và Bảo quản Bể bơi

Xây dựng hồ bơi:
- Bạn hãy nghĩ về nó ngay từ khi lập kế hoạch xây nhà và trao đổi với kiến trúc sư thiết kế ngôi nhà của mình. Họ sẽ gợi ý cho bạn về hình dáng của hồ bơi như thế nào, hình tròn, hình chữ nhật, hình oval hay tự nhiên, … hệ thống đèn trang trí, thác nước… để hồ bơi có một dáng vẻ phù hợp với thiết kế chung của ngôi nhà.- Xử lý nước ban đầu phải thật chuẩn. Độ pH chuẩn là từ 7.2 – 7.6 pH. Độ pH trong nước hồ bơi là một chỉ số rất quan trọng ảnh hưởng tới tác dụng khử trùng của Clorine, an toàn về sức khoẻ, tạo sự thoải mái cho người bơi và độ bền của thiết bị. Khi pH >7.6 thì các chất diệt khuẩn sẽ mất tác dụng và tăng khả năng tạo cặn vôi trong thiết bị và đường ống. Khi pH < 7.2 sẽ gây xót mắt và khô tóc cho người bơi đồng thời tăng khả năng ăn mòn thiết bị.
Gồm lọc nước và khử trùng nước.

- Mức độ sử dụng hồ bơi như thế nào, gia đình bạn có bao nhiêu thành viên…
- Việc bố trí hồ bơi ở đâu tùy thuộc vào điều kiện mặt bằng và ý thích của chủ nhân: ngoài trời, trong nhà, trên sân thượng…
- Với các hồ bơi trên các tầng cao, phải tính trước kết cấu và việc xử lý chống thấm cực kỳ quan trọng.
- Nếu xây hồ bơi ở sân vườn thì chú trọng đất nền móng ở từng khu vực. Nếu ở sát bờ sông hoặc bờ biển thì kết cấu phức tạp hơn.
- Chi phí đầu tư phụ thuộc vào vị trí đất (đất yếu thì chi phí đầu tư lớn hơn) và phụ thuộc vào lựa chọn chủng loại thiết bị hồ bơi như thế nào.
- Thời gian thi công: phụ thuộc vào tiến độ chung của ngôi nhà và quy mô của hồ bơi.
- Giá xây dựng cơ bản hiện được tính theo thời giá (dao động từ 3 triệu – 5 triệu đồng/mét vuông – lưu ý là giá vật liệu xây dựng hiện nay thay đổi rất mạnh).
- Khi xây dựng hồ bơi, cần lưu ý để chọn các nhà thầu uy tín, thiết kế đường ống chuẩn, đảm bảo các yếu tố kỹ thuật. Như vậy trong quá trình sử dụng sẽ tiết kiệm được chi phí bảo quản, bảo trì , tiết kiệm điện…
Sử dụng và bảo quản hồ bơi:
Chúng ta đều quan tâm đến chi phí ban đầu khi xây dựng hồ bơi mà ít quan tâm đến chi phí phải trả trong quá trình sử dụng, bảo quản hồ bơi và vấn đề xử lý nước hồ bơi như thế nào để tốt cho sức khoẻ của gia đình. Đây mới là vấn đề quan trọng.

- Trong quá trình sử dụng cũng cần thường xuyên thử nước để điều chỉnh. Chất axít trong nước mưa cũng làm giảm độ ph nên phải có những biện pháp cân bằng. Nên có một bộ máy thử nước ở nhà (giá khoảng trên 20 USD, quý vị có thể tìm hiểu để tự thực hiện hoặc thuê các công ty dịch vụ).
- Khi sử dụng các hoạt chất nên chọn thời điểm thích hợp để bỏ vào hồ. Vào buổi chiều tối lúc trời thoáng mát là thích hợp nhất, sẽ hiệu quả và đỡ tốn kém.
- Nếu hồ bơi trong nhà là một khu vực không thóang khí, nên lựa chọn các loại Hóa chất và thiết bị
- Về các phụ kiện , thiết bị thay thế: sau một thời gian sử dụng sẽ bị hao mòn, cần thay thế. Có một số trường hợp chủ nhân chọn thiết bị quá đặc biệt, lúc hư hỏng khó tìm thiết bị thay thế trên thị trường. vì vậy khi trang bị cho hồ bơi nên cân nhắc và lựa chọn các thiết bị chuẩn, dễ tìm trên thị trường.
- Nên vệ sinh hồ thường xuyên. Hiện nay có loại robo vệ sinh hồ, giá từ 1000 USD – 2000 USD. Ơ nước ngoài thường hay sử dụng. Tuy nhiên, ở Việt Nam nhân công rẻ nên thuê nhân công tiết kiệm hơn.
- Về chi phí sử dụng, bảo quản hàng tháng: điều này cũng phụ thuộc vào mức độ sử dụng và trang thiết bị của hồ bơi. có thể so sánh việc sử dụng hồ bơi cũng như sử dụng một chiếc xe. Nếu xe tốt thì ít hư và bảo trì đỡ tốn kém và ngược lại.
- Không nên trồng cây lớn xung quanh khu vực hồ bơi vì rễ cây có thể ảnh hưởng đến hồ bơi.
Quá trình cơ ban trong xử lý nước hồ bơi và một số Hóa chất cơ bản:
Mỗi ngày quý vị nên cho hệ thống thiết bị lọc nước tuần hoàn hồ bơi lọc tối thiểu 6h/ngày với hồ bơi gia đình . Sau khi lọc nước là giai đoạn xử lý nước hồ bơi, thử nước, khử trùng bằng các hoạt chất. Khi xây dựng hồ bơi, nhà thầu hoặc công ty cung ứng dịch vụ cũng cung cấp cho bạn về quy trình và một số nguyên tắc cơ bản như bảng hướng dẫn cách thử nước hồ bơi, bảng dung lượng axít cần dùng để làm giảm độ pH, các thông số tiêu chuẩn lý tưởng về Hóa chất trong hồ bơi…
Để có một hồ bơi đạt chất lượng cao, đúng tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh cho người sử dụng, thì thiết bị lọc nước tuần hoàn và Hóa chất xử lý nước hồ bơi được quan tâm hàng đầu. Hệ thống lọc nước tuần hoàn chỉ có thể loại bỏ được các chất cặn bã không hoà tan trong nước , có kích thước lớn, nhưng không thể ngăn chặn và tiêu diệt được sự phát triển của các vi khuẩn, rêu tảo, tạp chất cũng như không thể loại bỏ được các chất cặn lơ lửng có kích thước quá nhỏ. điều đó chỉ có thể thực hiện được khi sử dụng các loại Hóa chất chuyên dùng của hồ bơi. dưới đây là một số loại thường dùng hiện nay:
- Hóa chất Chlorine dạng bột, Hóa chất Clorine dạng viên: để diệt và hạn chế vi khuẩn cùng các rong tảo trong hồ.
- Hóa chất SODA: để kiểm soát tổng lượng kiềm và điều chỉnh độ pH.
- Hóa chất ổn định Clorine: để hạn chế ảnh hưởng của nắng mặt trời lên lượng Clorine trong hồ. (Lưu ý:thành phần hoạt tính của loại này là 1000g/kg Iso Cyanuric Acid, không được dùng cho các hồ nước nóng hoặc hồ massage tập thể có mái che).
- Hóa chất lắng cặn ALUM
- Hóa chất làm bóng nước, giúp cho nước hồ bơi trong vắt và óng ánh. Đây là loại thích hợp với tất cả mọi Hóa chất khác và không ảnh hưởng đến mức cân bằng Hóa chất của hồ bơi.
- Hóa chất Brommine dạng viên: dùng để để diệt và hạn chế vi khuẩn cùng các rong tảo trong hồ massage.

Lát gạch trong thi công Bể bơi

Bể bơi và phong thuỷ

Thi công chống thấm Bể bơi, Bể nước
Công nghệ xây dựng hồ bơi