Ngoài sơn, thị trường còn có nhiều hóa chất chống thấm với đủ nhãn hiệu như: Radcon7, Indoseal, Waterstop, Sika, Basf, Kova, Latex, Plastic, Acrylic... giá bán từ 40.000-60.000 đồng/lít đến 400-500 ngàn đồng/lít (tùy loại). Phụ gia chống thấm có công dụng chống thấm sàn, sân thượng, trần nhà, tường... là loại được trộn trực tiếp với vữa và xi măng khi thi công với ưu điểm lớn nhất là cải thiện được chất lượng vữa và bêtông. Ví dụ, Radcon7 có xuất xứ từ Hoa Kỳ là một loại dung dịch sẽ thấm sâu vào trong bêtông tạo nên phức hợp gel có thể tự hàn gắn các vết nứt, lỗ hổng. Các gel này tạo một bề mặt phụ và hình thành rào cản để chống lại sự xâm nhập của nước.
Dùng sao cho hiệu quả
Sử dụng vật liệu chống thấm Sika trong công trình xây dựng
Dù có rất nhiều loại VLCT, tuy nhiên, mỗi hạng mục công trình, mỗi nguyên nhân gây thấm sẽ có những vật liệu và cách thi công khác nhau, nếu không chọn đúng sẽ không đạt được hiệu quả tốt nhất.Kỹ sư xây dựng Trần Thanh Hùng - Công ty TNHH dịch vụ và đầu tư Minh Châu: một đơn vị chuyên xử lý chống thấm công trình, cho biết: “Công trình nào cũng vậy, nếu thực hiện việc chống thấm ngay từ đầu thì chi phí chỉ chiếm khoảng 2-3% trên tổng trị giá công trình; nhưng nếu công trình đã bị thấm sau khi hoàn thiện, chi phí khắc phục hậu quả có khi cao gấp nhiều lần so với chống thấm ngay từ đầu. Ngoài ra, muốn chống thấm, cần xác định rõ thấm do nguyên nhân nào, sau đó, mới chọn vật liệu chống thấm và cách thi công phù hợp thì việc chống thấm mới hiệu quả”.
Cụ thể, đối với chất chống thấm hữu cơ, hiện có nhiều nhãn hiệu như Kova, Sika, Index, Flintkote, Sankote, Wapro, Rainkote, Weatherkote... là dung dịch dạng lỏng hay bột (dùng nước để hòa tan). Do có gốc là bitum và polyme, dung dịch khi khô tạo thành màng phủ trên bề mặt tường, bêtông... để chống tác dụng xâm thực của nước. Mỗi hãng có chủng loại riêng để ứng dụng cho từng hạng mục cần chống thấm, không thể dùng lẫn lộn vì không đạt hiệu quả.
Sơn chống thấm ngoài trời có CT-04T của Công ty Kova (Q.10), giá 185.000 đồng/5 lít. Tương tự, các nhà sản xuất sơn khác như ICI, Mykolor, Tison, Jotun, Spec, Expo... đều đưa ra thị trường mùa mưa năm nay từ 1 đến 4 sản phẩm có tính năng mới, phù hợp và tiện dụng hơn cho các công trình, nhà ở.
Chất chống thấm Flintkote Bitument, lưới dệt sợi thủy tinh gia cố PG 4
Còn đối với chống thấm bằng hình thức băng keo chống thấm: Đây là loại keo dán tự dính sử dụng ngay có tác dụng chống thấm với khả năng chống xé rách. Băng keo có 4 lớp: màng bảo vệ bằng nhôm, lớp gia cố chống bị xé rách, hỗn hợp bằng bitumen, lớp giấy tháo bỏ. Sika Multiseal dễ dàng dán chồng lên lớp cũ trám bít các khe hở xung quanh những miếng đinh, giữa các vách tường, mái nhà và có thể sơn màu lên. Muốn dán Sika Multiseal, bề mặt phải được vệ sinh sạch sẽ, không bám bụi và các tạp chất. Nếu bề mặt vẫn còn dính bụi hoặc bị rỗng những lỗ nhỏ li ti, cần quét một lớp lót bitumen với định lượng 250 g/m2. Sika Multiseal có nhiều kích thước: chiều ngang 10 - 30 cm, chiều dài 3 - 10 m, hai màu xám và teracota (màu gạch ngói) giá thấp nhất là 70.000 đồng/cuộn.
Hiện nay, giấy dầu vẫn được chọn để chống thấm trong mùa mưa, chủ yếu hiện nay sản phẩm này tiêu thụ ở các tỉnh. Sản phẩm của Trung Quốc, và VN giá từ 70.000 đến 98.000 đồng/ cuộn 20 m2.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét