Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Năm bước thi công chất chống thấm vô cơ

Bước 1 
Chuẩn bị và làm bề mặt bê tông, dùng búa đánh tẩy tạp chất. Dùng chổi sắt chà sạch bề mặt, quét thổi và hút sạch bụi. Để khô bề mặt trước khi phun chất chống thấm. 

 Bước 2 
Xử lý phun dung dịch chống thấm lên bề mặt bê tông bằng bình phun. 


 Bước 3 
Sau khi xử lý, thấy khô, tiến hành phun nước sạch để bảo dưỡng bê tông trong 2-3 ngày.


 Bước 4 
Sau khi xong bước 3, bơm nước ngâm toàn bộ bề mặt đã xử lý tối thiểu 12 giờ để kiểm tra kết quả.

Bước 5 
 Sau đó có thể để trần hoặc hoàn thiện như cán vữa, lát gạch... 


Đọc thêm!

Vật liệu chống thấm cho công trình

Khi lớp chống thấm bị phá huỷ sẽ gây ra những hư hại cục bộ một cách tự nhiên. Nước ở trong lòng đất thẩm thấu qua tường của bộ phận nhà nằm sâu dưới mặt đất phá huỷ lớp vữa trát ngoài của vật liệu bảo vệ và cả các khối xây bằng đá do hiện tượng mao dẫn bên trong thấm ra bên ngoài của nhà Sự tác động thường xuyên của hơi ẩm lên các kết cấu gỗ (dầm, cột và các kết cấu chịu lực khác) dần dần sẽ xuất hiện các mảng “nấm mốc nhà” và chỉ sau một thời gian ngắn đã có thể phá hoại được các kết cấu đó. Nấm mốc phát triển rất nhanh và xâm nhập vào bất kỳ loại vật liệu xây dựng nào một cách dễ dàng. Sự ẩm ướt thường xuyên kết hợp với nhiệt ở các phòng tầng hầm và nửa tầng hầm tạo điều kiện cho việc xuất hiện các mảng mốc màu đen. Ở các ngôi nhà cũ thì việc khắc phục các hiện tượng này sẽ rất phức tạp và tốn nhiều công sức. Chúng ta thường nhìn thấy trên tường của các công trình cũ và cả mới những vết lốm đốm màu trắng – đó là các loại muối có hại như nhóm Clorua, Sulfat và Nitrat. Các muối này có đặc tính rất đặc biệt là chúng có thể hút ẩm ngay cả trong không khí, tích tụ rồi lại nhả hơi ẩm ra. Khi quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ tạo ra các muối có dạng tinh thể. Sự liên kết các tinh thể của muối mới với các tinh thể của muối đã có sẽ dẫn đến việc phá huỷ các vật liệu của tường, tức là làm cho lớp trát tường bị bong tróc, lớp vữa xây tơi bở, gạch và các loại vật liệu làm tường khác cũng đều bị phá huỷ. Thông thường thì mọi vật liệu xây dựng đều có các mao quản với đường kính từ 20-40 Micromet và nước sẽ thẩm thấu qua các mao quản này. Để lấp kín mạng mao quản trong các khối xây bằng gạch, người ta thường sử dụng loại bitum đặc biệt và vữa chống thấm. Song, cùng với thời gian, trong các công trình đã xây dựng lâu ngày, lớp chống mao dẫn cũng mất dần tính chất và công dụng của nó.

   Ngày nay, khi sửa chữa, tôn tạo các công trình cũ để ngăn ngừa khí ẩm từ đất lên theo các mao quản ở trong tường, người ta đặt các tấm chắn bằng kim loại cứng hoặc khoan các lỗ. Các lỗ này có đường kính 30mm được khoan chếch 30 độ cách nhau 15cm dọc theo bề mặt của tường trên một cốt nhất định và có độ sâu bằng chiều dày của tường trừ đi 8cm. Sau đó, các lỗ được lấp dưới một áp lực bằng loại dung dịch đặc biệt cho đến khi các mao dẫn bão hoà. Thường thường thì quá trình này cần được thực hiện ít nhất là 3 lần. Sau khi các lỗ đã lấp đầy dung dịch cần được lau sạch. Dung dịch sẽ biến vữa xây trong tường thành hợp chất silic không hoà tan và lắng đọng trong các mao quản làm cho chúng hẹp lại hoặc bị lấp đầy hoàn toàn. Như vậy là lớp chắn mao dẫn sẽ trở thành lớp chống thấm và khí ẩm không còn khả năng thẩm thấu lên trên. 



Việc xây dựng các màn chắn kiểu như vậy có thể được thực hiện theo một số phương án như sau: - Màn chắn có thể xây dựng ở bên ngoài nhà cao hơn mặt đất để ngăn chặn khí ẩm từ đất lên. Việc làm cho khối xây nằm dưới màn chắn luôn khô ráo là khó có thể đảm bảo được, nên trong trường hợp này thì mặt trong của tường và phần chân tường nhô ra ngoài cần được gia cố bằng loại vữa đặc biệt - Màn chắn có thể bố trí ở chân tường phía bên trong của các phòng tầng hầm cùng với lớp chống thấm ở phía ngoài, như vậy bề mặt của tường luôn giữ được khô nếu lớp chống thấm bên ngoài không bị phá huỷ hoặc khi cần có thể sửa chữa lại. Trong trường hợp này nước ngầm cần được dẫn về một hệ thống tiêu nước thường xuyên - Màn chắn có thể bố trí ở phía ngoài cùng với lớp chống thấm ở phía trong, trong điều kiện có sự tác động của nước dưới một áp lực nào đó (xem - Màn chắn có thể bố trí trên mặt thoáng của nước đối với trường hợp có nước ngầm và nước đọng thường xuyên. Trên bề mặt của tường cần phủ một lớp chống thấm đàn hồi bên trong và để tránh hiện tượngg ngưng tụ của hơi nước cần phải trát một lớp vữa đặc biệt bên ngoài. - Khi tường của tầng hầm là các khối xây kép, tức là độ dày của tường từ 1m trở lên thì màn chắc cần được bố trí cả bên trong và bên ngoài của nhà - Khi sửa chữa các tường dày thì việc xây dựng các màn chắn sẽ không kinh tế. Trong trường hợp này nên sửa chữa các lớp trát tường bên trong và bên ngoài nhà - Khi sửa chữa và phục hồi các ngôi nhà cũ và điều kiện thực tế không cho phép giải phóng các mảng tường lớn khỏi các hạt muối có hại thì áp dụng phương pháp đặc biệt để làm vệ sinh lớp trát tường, cụ thể là trên bề mặt của tường gạch đã được làm sạch khỏi vữa trát và sơn, người ta dùng một loại hoá dược đặc biệt phun xịt lên để biến đổi các muối clorit và sunphát bám trên bề mặt thành muối không hoà tan. Sau khi hoá dược đông cứng và những chỗ trong khối xây bị muối phá huỷ nặng người ta tiến hành trát lớp vữa mới có thêm phụ gia đặc biệt.
Đọc thêm!

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Vật liệu xây dựng tổng hợp khô chuyên sử dụng cho công tác chống thấm

Các vật liệu xây dựng tổng hợp khô tuy mới xuất hiện trong một thời gian ngắn nhưng đã chiếm được thị phần đáng kể trong nước, được các nhà xây dựng chấp nhận và thực tế đã thay thế hoàn toàn một số loại vật liệu tổng hợp dạng vữa đã được sử dụng trước đây. Thật vậy, khối lượng, nhu cầu sử dụng và danh mục các loại vật liệu xây dựng tổng hợp khô hàng năm đang được tăng trưởng không ngừng.

Lĩnh vực sử dụng các loại vật liệu tổng hợp xây dựng khô khá đa dạng và thường được áp dụng cho các loại công việc như: xây lắp, trát mặt, chèn khe, đổ sàn, cách nhiệt, cách thuỷ…
Trong khuôn khổ bài viết, tác giả chỉ giới thiệu một nhóm các vật liệu xây dựng tổng hợp khô chuyên sử dụng cho công tác chống thấm, tuy nhiên hiệu quả của chúng còn phụ thuộc rất nhiều vào sự tác động của môi trường xung quanh cũng như nhu cầu phải sử dụng các phụ gia đặc biệt để làm giảm thiểu độ hút nước và cải thiện chất lượng chống thấm. Nhóm phụ gia này gồm các chất không hút nước dựa trên nền của các hợp chất silic hoà tan hoặc không hoà tan của các chất tham gia trong môi trường nước ở dạng nhũ. Một trong những chất có hiệu quả hơn cả là xà phòng kim loại hữu cơ, thành phần của nó có dạng bột do có bề mặt đơn vị lớn và tính không thấm nước cao. 
Để tìm ra các phụ gia không hút nước, đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm Stearat kẽm, Stearat Canxi (C17H35COO)2Zn, (C17H35COO)2Ca và Oleat Natri C16H33COONa. Trong khi tiến hành nghiên cứu thử nghiệm đã sử dụng:
- Xi măng Pooclăng M400 có độ hoạt tính đến 39,4 Mpa, bề mặt đơn vị 316m2/Kg và độ đậm đặc tiêu chuẩn 24,6%.
- Các kết thạch anh khai thác ở sông có cỡ hạt từ 0,14 – 0,63mm và MKP = 1,5.
Để thay đổi các thông số khác nhau đã áp dụng các tỷ lệ xi măng (X) và cát (C) X:C; nước (N) và xi măng (X) N:X khác nhau cũng như các loại và định lượng của chất phụ gia không hút nước.
Qua quá trình nghiên cứu thử nghiệm đã xác định được rắng, động học hút nước của vữa xây dựng có phụ gia “kỵ nước” diễn ra chậm hơn nhiều. Cụ thể là trong 24 giờ đầu các mẫu thử bằng xi măng + cát có tỷ lệ X:C = 1:1 và thêm các phụ gia Stearat Canxi, Stearat Kẽm thì độ hút nước đến bão hoà là 2,2 – 3,3% còn thêm phụ gia Oleat Natri từ 1 đến 3% thì độ hút nước chỉ đạt đến 0,9 – 1,7%. Tính quy luật đã được xác định này ở các mẫu thử tiếp theo vẫn diễn ra đúng như vậy. Độ hút nước tối thiểu đối với hợp chất khô có các thành phần xi măng + cát: X:C = 1:3 thêm phụ gia Oleat Natri 3% ở độ tuổi 28 ngày đêm là 2,4%. Độ hút nước của vữa có các thành phần để thử nghiệm nhưng không thêm phụ gia chống hút nước thì W đạt tới 6,4%, khi tăng tỷ lệ cát trong hợp chất xi măng – cát đến X:C = 1:3 thì độ hút nước giảm. Tiếp tục tăng tỷ lệ của cát lên thì độ hút nước không còn phụ thuộc vào định lượng và loại phụ gia không hút nước nữa (Xem hình vẽ).


Việc tối ưu hoá các hợp chất xây dựng khô được thực hiện còn tuỳ thuộc vào hàm lượng của chất kết dính, thành phần hạt của cát cũng như loại và thành phần của phụ gia chống hút nước được sử dụng. Để cải thiện tính công nghệ của vữa chống thầm, cần phải sử dụng các phối liệu có độ phân tán cao dựa trên nền của cát kết thạch anh được khai thác tại địa phương và nghiền nhỏ để có bề mặt đơn vị Sđv = 1000 – 1200m2/Kg.
X:C = 1:1
X:C = 1:3
X:c = 1:6
Sự hút nước của vữa phụ thuộc vào thành phần, loại và định lượng của các chất phụ gia: 1. Stearat Ca; 2. Stearat Zn; 3. Oleat Na.
Trục tung: Độ hút nước (%), Trục hoành: Phụ gia (%)
Các thành phần khoáng
Các thành phần chống thấm (%) cho
Sửa chữa
Co dãn
Trát mặt
Xi măng Pooc lăng 20-40 10-25 20-30
Cát kết thạch anh cỡ hạt: 0,14 7-15 15-25 15-25 0,315 45-55 50-60 ,63 50-65
Phối liệu có độ phân tán cao
0,2-5
0,2-5
0,2-5
Các phụ gia: Oleat Na, Stearat Ca hoặc Zn
1-3
1-3
1-3
Phụ gia dẻo C_3
0,5-0,8
0,5-1
0,5-0,8
Kết quả của tối ưu hoá có thể cho phép tìm ra các thành phần không hút nước để chống thấm và áp dụng vào các công việc như: sửa chữa, trát chống co giãn. Hợp chất được giới thiệu ở đây gồm nhiều thành phần cấu thành như xi măng, các phối liệu dạng hạt và phụ gia (Xem bảng).
Do trong thành phần của hợp chất xây dựng khô có phối liệu với độ phân tán cao nên có thể cho phép cải thiện một cách đáng kể tính công nghệ của các chất tham gia, các thànhh phần chống thấm, nâng cao được độ dẻo của chúng và giảm bớt tính phân lớp. Cải thiện tính công nghệ của vữa chống thầm tạo điều kiện để giảm bớt hao phí lao động khi thi công chống thấm. Các thành phần chống thấm đã giới thiệu có tác dụng sau từ 8 đến 36 giờ và có khả năng chắn nước thẩm thấu từ 97 đến 99%.

Đọc thêm!

Sử dụng vật liệu chống thấm như thế nào?


Hầu như chỗ nào trong mỗi ngôi nhà ở xứ Việt nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều của chúng ta cũng có thể bị thấm. Nguyên nhân vì tác động của môi trường xung quanh luôn nhằm vào những điểm xung yếu trong cấu tạo và vật liệu. Chống thấm hiệu quả nhất vẫn là phòng bệnh, phải tính từ lúc thiết kế, từ lúc làm phần thô. Khi đã có một lỗ nhỏ rò rỉ làm “đường dẫn” thì hành trình gian nan chống thấm bắt đầu!Thế mà ở bất kỳ bản vẽ nào cũng thấy những “công thức chống thấm” chung chung được ghi kiểu tiêu chuẩn quy phạm, còn làm thế nào và hiệu quả hay không lại là… chuyện khác!

Ngôi nhà truyền thống của cha ông thuở trước với bộ mái dốc đưa ra xa so với mặt nhà nên hầu như không phải chống thấm. Trong các “bệnh” của công trình xây dựng, thấm là bệnh phức tạp và đòi hỏi “thăm khám” trực tiếp, chữa trị nhiều lần và chấp nhận thử – sai nhiều nhất. Vì vậy chống thấm hiệu quả nhất vẫn là phòng bệnh, phải tính từ lúc thiết kế, từ lúc làm phần thô và khuyến cáo gia chủ sử dụng đúng cách, chứ không phải chờ đến lúc bị thấm mới lo đi chống. Ngoài những chỉ định về kỹ thuật, vật liệu, cần lưu ý thêm các quan niệm trong sử dụng và thiết kế từ lúc định hình ý tưởng cơ bản của ngôi nhà.



Cụ thể: Không gian nào có sử dụng nước thường xuyên phải luôn khô ráo. Bố trí thông thoáng tự nhiên tốt, tránh đọng nước trên sàn sẽ giúp giảm thấm nhiều hơn. Các bề mặt tường tiếp xúc với hướng khí hậu khắc nghiệt nên dùng biện pháp che chắn, như tạo mảng cây xanh leo có kết hợp vòi phun nước, giúp cho bề mặt tường không bị thấm do co nứt đột ngột bởi thay đổi nhiệt độ; Cần lưu ý mái bằng thực chất là một mái dốc có độ dốc nhỏ chứ không phải là một… mặt bàn billards nằm ngang tuyệt đối! Do đó phải tính toán các khoảng đánh dốc đừng quá dài, bố trí nhiều rãnh và lỗ thu nước đúng “năng lực tiêu thoát”. Hạn chế các chướng ngại vật làm cản hướng thoát nước trên mái như cột trang trí, bồn hoa... Nhiều “khổ chủ” đã đúc kết rằng: nếu đã làm mái bằng thì nên thường xuyên sử dụng để chăm sóc cái mái đó. Nếu không, thà lợp mái ngói hoặc tôn lên trên mái bằng còn hơn là để trống, vừa đỡ lo chống thấm vừa kết hợp với chống nóng, giảm bụi. Một số cách làm linh hoạt sau này như đúc sàn hai lớp đổ đất trồng cây, hoặc nâng thêm một lớp sàn nhựa giả gỗ làm nơi sinh hoạt, thư giãn thú vị kết hợp chống thấm chống nóng khá tốt. Trong xử lý chống thấm có khoảng 50% trường hợp liên quan đến đường ống cấp thoát nước. Chất lượng ống, quy cách thi công, xử lý mối nối và hộp gen… đều có thể sai sót gây thấm.

Hãy thử quan sát ngôi nhà truyền thống của cha ông thuở trước với bộ mái dốc đưa ra xa so với mặt nhà nên hầu như không phải chống thấm (chỉ chống dột khi vật liệu lợp mái như lá hoặc ngói bị hư mục cục bộ chỗ nào đó). Đây cũng là xu hướng nhiều nhà biệt thự hiện nay bố trí mái ngói thoát nước trực tiếp ra chung quanh sân vườn kiểu hiên truyền thống. Tất nhiên cách thoát nước này phải tránh… đưa nước sang nhà bên cạnh hoặc nước bị tạt theo gió thổi ngang vào nhà.
Theo các nhà chuyên môn, việc dùng máng xối, sê-nô thoát nước kiểu nào cũng có ưu và nhược tùy theo hoàn cảnh cụ thể, nên cần chọn lựa cho phù hợp. Trên thực tế các mảng ban công, sân thượng khi vào mùa mưa thường bị trào ngược nước do thoát không kịp bởi tính toán không đủ đường kính ống thoát, cộng thêm rác rến, bụi đất lấp kín miệng ống.
Đọc thêm!

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

Biện pháp chống thấm Hầm xe cơ giới Kim Liên


Căn cứ vào kết cấu của khe co dãn ta có thể thấy vài nguyên nhân cơ bản làm cho nước chảy như sau

1 – Do khi thi công người ta đặt sợi không chuẩn, không có biện pháp làm kín chuyên nghiệp nhằm tránh mất nước xi măng ở cả 2 vị trí tiếp xúc bên trên và bên dưới, giữa băng cản nước chuyên dụng loại O PVC và bê tông đốt hầm, điều này đã tạo ra những vệt bọng rỗ bê tông chạy dài theo khe co dãn, làm mất tác dụng của băng cản nước PVC, theo lẽ tự nhiên nước chảy qua các vị trí bọng rỗ đó mà ra ngoài. Hình minh họa nguyên nhân

2 – Khi sửa chữa khe co dãn, người có trách nhiệm của hầm đã chọn phương án xử lý không phù hợp (đến mức khó hiểu). Người ta đã cho dùng bitum nhét vào khe, trám lại bằng vữa...tạo ra một khe giả che sự rò rỉ nước ở bên trong, nên khi đưa hầm vào khai thác, lớp vữa tạo khe bên ngoài đã không chịu nổi tải trọng rung nên bị nứt, các vị trí liên kết giữa bê tông cũ và vữa trám bị bung, nước chảy ra và cái mầu đen ngòm của nước chảy ra từ khe co dãn là minh chứng rất rõ cho phương án kỳ lạ đó.Đây là hình ảnh chứng minh rất rõ nước chảy đen (màu bitum) chảy ra ở đường tiếp giáp giữa vữa tạo khe mới và bê tông hầm do bị bung.


Theo quan trắc thì có hiện tượng lún không đều giữa 2 đốt hầm, do đó cần phải có biện pháp đúng đắn xử lý trước khi đưa ra giải pháp chống thấm. Do đó, tại hầm Kim Liên, đơn vị thi công đã tiến hành bơm vữa áp lực với vật liệu Polygrout không thuộc gốc xi măng, vì nếu sử dụng loại vật liệu gốc xi măng đối với kết cấu có chuyển vị sẽ không triệt để. Một số vị trí sau khi được bơm vật liệu Polygrout thì thấy không còn hiện tượng thấm dột. Các vị trí khác còn thấm dột là do chưa được xử lý.Nhà thầu Taisei (Nhật Bản) sẽ thực hiện biện pháp xử lý chống thấm (đã được tư vấn JBSI-Viện kết cấu và cầu Nhật Bản phê duyệt) kể từ ngày 10/8. Hiện tượng trên sẽ được giải quyết xong trước khi công trình hoàn thành vào tháng 9/2009. Về công tác phòng chống úng ngập trong mùa bão lũ, MPMU( Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội) cho biết, nhà thầu vẫn đang gấp rút thi công để hoàn thiện những hạng mục còn lại của hầm đường bộ Kim Liên và có kế hoạch phân luồng, đảm bảo an toàn giao thông khi hầm bị úng ngập.

“Do đây là công trình trọng điểm, Ban đã yêu cầu tư vấn và nhà thầu phải hoàn chỉnh báo cáo biện pháp tổ chức thi công xử lý thấm triệt để, báo cáo tính chất cơ lý của vật liệu. Tư vấn cần kiểm tra, đánh giá kết quả thí nghiệm vật liệu mà nhà thầu đưa vào xử lý thấm, hoàn công các điểm xử lý, theo dõi thường xuyên kết quả sau xử lý. Riêng các khu vực xử lý thấm, nhà thầu phải tạm ngưng công tác hoàn thiện mặt đường” - ông Nguyễn Sỹ Bảo Giám đốc MPMU nói.
Đọc thêm!

Nguyên nhân thấm Hầm xe cơ giới Kim Liên

Tại các vị trí nối đặt cốt thép bình thường có thêm các thanh thép nối (joint bars) liên kết ngàm giữa các đốt hầm. Giữa các liên kết thi công có các tấm ngăn nước (water stop) được đặt giữa các khối bê tông. Vật liệu chống thấm mối nối là Sika Flexconstruction, toàn bộ mặt hầm được chống thấm như chống thấm mặt cầu.Một số vị trí do thi công tấm ngăn nước bị sai lệch vị trí và sau đó nhà thầu phải đục bê tông và đặt lại , bơm vữa sika rất tốn kém, tuy nhiên quá trình thi công nhà thầu và tư vấn rất nghiêm túc vì vậy không đáng ngại.




Trên tường tại vị trí cột số 8-9 xuất hiện những vết nước đen rỉ ra ở giữa tường chảy thành vết dài xuống mặt đường. Vệt đen dài khoảng 2m, rộng 10cm, nhìn xa giống như bị bôi bẩn, tuy nhiên khi lại gần trên tường có vết nứt nhỏ và nước chảy ra từ đây. Cũng tại vị trí này trên trần hầm xuất hiện 3 vệt nước nhỏ dài hơn 1m. Đặc biệt, tại điểm mấu giữa trụ số 8-9 nước chảy thành giọt lớn liên tục xuống dải phân cách giữa đường hầm, bắn vào người đi đường.Tại điểm nối giữa đốt hầm 8-9, nước tiếp tục thấm mang theo màu của phụ gia vàng sẫm, pha nhựa đen tràn ra ở khe co giãn phía tường hầm (theo hướng Đại Cồ Việt - Đào Duy Anh) tạo thành những vệt màu ố dài trên 2m.Cách đó không xa, đi từ phía làn Đào Duy Anh sang Đại Cồ Việt, vừa đi hết phần hầm hở, vào hầm kín chừng 5m cũng dễ dàng bắt gặp những vệt ố vàng ở một khe nối khác.


Nhiều người cho rằng rò rỉ nước ở hầm Kim Liên nằm trong mức độ cho phép. Hầm Kim lên là hầm trên cạn nên không cần thiết phải có kết cấu chống thấm tuyệt đối. Một số kỹ sư nói rằng ở Nhật Bản cũng có hiện tượng này còn nhiều hơn ở tại hầm Kim Liên, và cho tới nay công trình của họ vẫn tồn tại.Theo ý kiến ban đầu của đơn vị tư vấn, nguyên nhân gây thấm có thể bắt nguồn từ các lý do: lún cục bộ tại mối nối (kết quả quan trắc lún từ tháng 4/2009 đến tháng 7/2009 cho thấy có độ lún nhỏ từ 1-2mm) hoặc lỗi trong quá trình thi công đã làm hỏng màng ngăn nước tại khe giãn. Tuy nhiên, tư vấn khẳng định công trình vẫn an toàn về kết cấu, không có những ảnh hưởng đến việc lưu thông trong hầm.

Có nhiều nguyên nhân gây ra thấm được giả định như sau:

- Chất lượng màng chống thấm.

- Chất lượng thi công màng chống thấm

- Chất lượng nền móng công trình

- Chất lượng thi công kết cấu hầm

- Phạm vi chống thấm được thíêt kế và thi công.

- Đối với việc rạn nứt bê tông (nếu có) thì cũng có nhiều nguyên nhân như chất lưọng vật liệu, khả năng chịu lực của kết cấu, chất lưọngj thi công... đặc biệt với kết cấu bê tông khối lớn như vậy thì vấn đề bảo dưỡng cũng như các biện pháp hỗ trợ tránh hiện tưọng nứt vì nhiệt cần được coi trọng.

- Có thể xảy ra chuyển vị nhỏ của tường chắn, dẫn đến khe co giãn không phát huy tác dụng 100% - Mực nước ngầm tại đây khá cao, sẽ tạo áp lực nhất định lên các vị trí chắn nước xung yếu.Việc thi công tường chắn ở đây khá cẩn thận, tuy nhiên không thể khẳng định 100% các khe co giãn kín tuyệt đối.

- Nước mặt (do mưa) có thể cũng là nhân tố quan trọng trong hiện tượng rò rỉ này, hiện nay phần mặt đường phía trên hầm cả hai bên đều chưa hoàn thiện.


Đọc thêm!

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

Công nghệ “Thi công dán nguội màng chống thấm” cầu thép THUẬN PHƯỚC

Thi công dán nguội màng chống thấm Cầu
Kết cấu trên bề mặt cầu thép theo thiết kế (từ trên xuống dưới) là 02 lớp bê tông nhựa SMA10 dày 30mm & SMA15 dày 40mm; Lớp phủ chống thấm, dính bám (Nhựa đường pha cao su + cát kết trộn sẵn) dày 1,6 – 2,0mm; Lớp kẽm dày 100µm trên bản thép trực hướng của dầm thép dày 12mm. Kinh phí dự tính ban đầu ước khoảng 35 tỷ đồng / 11.700 m2 mặt cầu
Quá trình lựa chọn vật liệu và công nghệ lớp phủ mặt cầu
1. Lựa chọn các yêu cầu kỹ thuật ban đầu
Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng đã phối hợp Tư vấn thiết kế (Công ty CP tư vấn xây dựng 533) tham khảo các tài liệu, chỉ dẫn kỹ thuật có liên quan để xây dựng một tiêu chí chung ban đầu (gồm 10 chỉ tiêu) làm cơ sở cho việc lựa chọn vật liệu lớp phủ này. Đó là yêu cầu về nhiệt độ thi công, khả năng chịu nhiệt độ tối đa,khả năng chịu nhiệt của vật liệu trong quá trình khai thác tại bề mặt tiếp xúc với dầm,mức truyền ẩm, độ bền căng kéo, độ giãn dài tại điểm đứt, cường độ dính bám với mặt cầu ở 18oC / 80oC, khả năng chống trượt với mặt cầu ở 80oC, khả năng chống chọc thủng của cốt liệu vàTuổi thọ khai thác của vật liệu (thông qua thí nghiệm kháng lão hóa).Để làm rõ các vấn đề về công nghệ và vật liệu mới này, Sở GTVT đã có thông báo trên trang web của Sở mời các Nhà thầu có năng lực chuẩn bị và trình đề xuất Kỹ thuật cho lớp phủ mặt cầu thép Thuận Phước. Đã có 02 công nghệ gắn liền với 02 loại vật liệu dính bám do 02 đơn vị tham gia đề xuất. Đó là
1. Công nghệ “Thi công phun chất lỏng nguội” sử dụng vật liệu Eliminator của hãng Stirling Lloyd (Anh) do Liên danh VI512JO đề xuất;
2. Công nghệ “Thi công dán nguội màng chống thấm” sử dụng vật liệu Bituthene 5000 của hãng GRACE (Mỹ) do Liên danh MBA đề xuất.Tại cuộc họp ngày 25/11/2008, sau khi nghe các đơn vị báo cáo, đại diện Cục Quản lý XD&CL công trình giao thông (Bộ GTVT), Trung tâm TVTK (Viện KHCN GTVT), Phân viện KHCN GTVT Miền Trung, các chuyên gia cầu đường thành phố và các đơn vị liên quan tham gia dự án cầu Thuận Phước (Ban QLDA, TVTK, TVGS) đều thống nhất các công nghệ nêu trên có một số ưu điểm và khuyết điểm. Tuy nhiên, tại thời điểm này, công nghệ “Thi công dán nguội màng chống thấm” tỏ ra hợp lý hơn:
- Lớp vật liệu này cơ bản phù hợp với công nghệ lớp phủ mặt cầu thép trước đây đã được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận (không phải xử lý tẩy lớp phun kẽm đã được phê duyệt và triển khai thi công xong);
- Thời gian thi công ngắn, phù hợp với yêu cầu tiến độ thi công cầu Thuận Phước;
- Về hiệu quả kinh tế: Kinh phí đầu tư lớp phủ mặt cầu khi sử dụng vật liệu Bituthene 5000 (1,25 triệu đ/m2) thấp hơn so với sử dụng vật liệu Emliminator (1,95 tỷ đ/m2). Ta có thể xem đây là phương án đầu tư phân kỳ, đến thời điểm phải đại tu lớp bê tông nhựa trên mặt cầu theo quy định (khoảng 10 – 15 năm sau), chúng ta có thể đánh giá, lựa chọn vật liệu lớp phủ mặt cầu tối ưu cho cầu Thuận Phước (có thể tiếp tục sử dụng vật liệu Bituthene 5000 hoặc vật liệu khác đã được các nước tổng kết, lựa chọn).
- Về yêu cầu kỹ thuật: Mặc dù tải trọng khai thác của cầu Thuận Phước không lớn, Sở Giao thông vận tải sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra lại toàn bộ các chỉ tiêu kỹ thuật mà nhà cung cấp vật liệu công bố đồng thời sẽ yêu cầu bổ sung thêm các thí nghiệm cần thiết khác cũng như so sánh với các loại vật liệu lớp phủ khác để khẳng định sự đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của cầu Thuận Phước.
Chương trình nghiên cứu và thực nghiệm lựa chọn vật liệu lớp phủ mặt cầu
Chương trình nghiên cứu và thực nghiệm bao gồm các bài kiểm tra vật liệu lớp phòng nước và lớp vật liệu phủ mặt ở các dải nhiệt độ khác nhau, trong điều kiện làm việc riêng rẽ và làm việc đồng thời. Ngoài ra trong chương trình còn có công việc theo dõi liên tục nhiệt độ thực tế của bản thép mặt cầu để xác định khoảng nhiệt độ làm việc bất lợi của lớp phủ mặt cầu trong suốt thời gian khai thác.
Các đơn vị liên quan đã quyết định tổ chức đo nhiệt độ chính thức sau khi đã cơ bản hoàn thành công tác hàn gắn các đốt dầm với nhau. Nhiệt độ mặt cầu sau đó đã được theo dõi liên tục trong vòng 1 tuần từ ngày 18/4/2009 đến ngày 24/4/2009. Kết quả cho thấy nhiệt độ trên bản mặt cầu khá cao so với dự báo ban đầu (nhiệt độ cao nhất trong ngày đều vượt quá 60 độ C), đặc biệt vào trưa ngày 19 tháng 4 năm 2009, nhiệt độ thực tế đo được là 84 độ C. Đây là điều cực kỳ bất lợi cho kết cấu mặt đường trên cầu, và cần thiết phải thực hiện một số điều chỉnh về vật liệu và công nghệ thi công nhằm bảo đảm tuổi thọ lâu dài của kết cấu.
1 Các vật liệu tham gia chương trình thực nghiệm
Vật liệu phòng nước/dính bám:
1.Màng cán sẵn tự dính dán nguội Bituthene 5000 của hãng Grace Construction (USA)
2 Màng cán sẵn khò nóng Poliflex HV 25AV của Hãng Polyglass (USA)
3. Vật liệu Poplytop (Phun tạo màng) của hãng ATEX (Hàn Quốc)
4. Vật liệu Bridge Deck Membrane (Phun tạo màng) của hãng BridgePreservation(USA)
5. Nhựa đường cải tiến Pôlime PMB III của hãng Shell, có trộn sợi hữu cơ xen lu lô.
6. Nhựa đường Êpoxy của Hãng Chemco System (USA)
Vật liệu SMA: Hỗn hợp SMA theo Tiêu chuẩn KT do Tư vấn Thiết kế 533 ban hành và Công Nghệ Thi công do liên danh MBA biên soạn, có điều chỉnh phù hợp với điều kiện Việt Nam, thành phần có sử dụng sợi khoáng cenlulô, dùng hàm lượng nhựa cao (6,5-7,0%) để tăng độ đàn hồi, khả năng chống mỏi cũng như khả năng chống lão hoá của lớp mặt đường.
Vật liệu Bê tông nhựa Epoxy: Hỗn hợp bê tông nhựa Êpoxy và lớp dính bám nhựa đường Epôxy chuyên dụng cho bản măt cầu thép với khác biệt chính là dùng nhựa đường Êpôxy thay cho nhựa đường thông thường.


2 Các nhận xét rút ra từ thí nghiệm:
Ở nhiệt độ thường (30 độ C), các phá hoại khi nhổ xảy ra ở các vị trí khác nhau
-Với lớp Bituthene 5000 SQ, phá hoại xảy ra giữa mặt bản thép và lớp nhựa đường cao su hoá.
-Với vật liệu gốc Polyurea (Pôlytop hoặc Bridge Deck Membrane), phá hoại đều xảy ra ở lớp dính bám giữa SMA và mặt lớp phòng nước.
-Với vật liệu gốc nhựa đường cải tiến, phá hoại xảy ra ở giữa màng nhựa (độ dính bám với mặt thép khá tốt)
·Ở nhiệt độ trên 40 độ C, với lớp Bituthene 5000 phá hoại đa số xảy ra ở lớp màng Polyester gia cường.
·Ở nhiệt độ cao (trên 60 độ C), tất cả các phá hoại xảy ra ở lớp nhựa dính bám (tack coat)
·Loại vật liệu gốc Polyurea (Pôlytop hoặc Bridge Deck Membrane) có độ dính bám và chống trượt trên bản thép ổn định khi nhiệt độ thay đổi Thí nghiệm kéo trực tiếp). Tuy nhiên như đã nêu trên, khi thí nghiệm tổ hợp thì phá hoại (nhổ, trượt) đều xảy ra ở lớp nhựa dính bám giữa lớp màng này và lớp SMA (Phá hoại trên lớp tack coat) với giá trị lực nhỏ
·Với nhiệt độ thí nghiệm lên đến 70 độ C, ngoại trừ loại nhựa đường Epoxy, tất cả các loại nhựa dính bám hiện có trên thị trường đều không duy trì được khả năng dính bám, gây hiện tượng tách lớp dễ dàng giữa SMA. Điều này cực kỳ nguy hiểm cho độ bền của lớp phủ mặt cầu thép do các lớp không làm việc đồng thời trong điều kiện bản thép phải chịu biến dạng trùng phục liên tục dưới tác dụng của tải trọng xe cộ.
·Với nhiệt độ làm viêc trên 60 độ C, trong thời gian dài trong ngày, lớp vât liệu SMA, mặc dù đã sử dụng loại nhựa đường cải tiến Pôlime đặc biệt PMB 3 có nhiệt độ hoá mềm khá cao (trên 80 độ C), vẫn có các chỉ tiêu cơ lý khá thấp, nên có các rủi ro về nứt dọc và lún vệt bánh xe vào mùa hè, khó đảm bảo tuổi thọ lâu dài như dự kiến
Sau giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm cả trong phòng và hiện trường, các bên tham gia đã thống nhất sử dụng BTN Epoxy Asphalt để phủ mặt cầu phần xe cơ giới vì hiệu suất làm việc nổi bật của nó trong các chương trình thử nghiệm chỉ tiêu dính bám đơn và dính bám phối hợp ở nhiệt độ cao mà các loại vật liệu khác không thể đạt được. Liên danh MBA cũng đã thực hiện việc gởi mẫu cốt liệu địa phương đi các phòng thí nghiệm nước ngoài để đánh giá chỉ tiêu độ mỏi và độ chống lún vệt bánh xe của BTN Epoxy, so sánh với loại SMA đang nghiên cứu.
Phần lề bộ hành, vẫn sử dụng SMA loại Dmax 9,5 với chiều dày tương đương với chiều dày BTN Epoxy ở phần xe cơ giới. Lớp dính bám và bảo vệ chống rỉ trên toàn mặt cầu sử dụng loại vật liệu Êpoxy Bond coat phun tạo màng bằng thiết bị chuyên dụng.
3 Công nghệ thi công
Liên danh MBA đã liên hệ trực tiếp với hãng Chemco của Hoa Kỳ, là hãng độc quyền cung cấp nhựa đường Epoxy dùng cho lớp phủ mặt cầu thép và đã vượt qua được những yêu cầu kiểm tra gắt gao của hãng này để trở thành nhà ứng dụng sản phẩm được chấp thuận. Ngoài ra các Kỹ sư thuộc Sở GTVT, Ban QLDA và liên danh MBA còn có các đợt công tác liên tục sang Thái Lan để kiểm tra thiết bị thi công BTN Epoxy, thương thảo việc thuê thiết bị và thu thập trao đổi thông tin về các công tác chuẩn bị cần thiết cho việc sản xuất và thi công bê tông nhựa Epoxy. Sau khi được thống nhất chủ trương về điều chỉnh kết cấu của cấp có thẩm quyền, Liên danh MBA đã phối hợp với các đơn vị liên quan bắt tay ngay vào công việc soạn thảo quy trình công nghệ thi công chi tiết các lớp phủ mặt cầu đệ trình lên Tư vấn Giám sát dự án và các bên liên quan trước khi triển khai. Công việc soạn thảo này tốn khá nhiều thời gian và nhân lực có chuyên môn cao do tất cả thông tin và tài liệu đều được biên dịch từ tài liệu nước ngoài, với sự trợ giúp của các chuyên gia nước ngoài thông qua mạng Internet và các đợt kiểm tra hiện trường ngắn ngày trong giai đoạn chuẩn bị.
Đọc thêm!

Vật liệu và công nghệ được sử dụng cho cầu Thuận Phước

Thi công chống thấm bề mặt Cầu Thuận Phước
1 SMA dùng cho phần lề bộ hành
1.1Các đặc tính
· Cấp phối gián đoạn, có khung cốt liệu cứng.
· Sử dụng nhựa đường cải tiến Pôlime có độ đàn hồi cao.
· Hàm lượng nhựa sử dụng cao, có sử dụng sợi khoáng. cenlulo làm ổn định chống chảy nhựa
· Độ đàn hồi và khả năng chống lão hóa cao hơn BTN thông thường.
1.2 Thi công rải SMA
Máy rải Dynapac F140 C của Cienco6 đã được sử dụng để rải lớp SMA phần bộ hành trên mặt cầu Thuận Phước. Máy rải có trang bị hệ thống cảm biến tự động dùng laser để đảm bảo độ bằng phẳng và chiều dày lớp rải. Để có thể rải qua các bulong của phần bộ hành (đã được hàn chết vào mặt cầu trước khi thảm lớp phủ), các Kỹ sư Đà Nẵng đã phải chế tạo một bàn là đặt biệt, lắp vào thay bàn là gốc của máy rải, với chức năng đầm nén sơ bộ đúng như bàn là gốc, nhưng vẫn cho phép máy rải đi trên đỉnh các bulong.Sự khác biệt đầu tiên trong việc thi công SMA so với bê tông nhựa chặt là quy trình đầm chặt. Để tránh hiện tượng dính bánh lu và bóc tách vật liệu do SMA có chứa khá nhiều nhựa trong hỗn hợp và cả trên bề mặt, các Kỹ sư đã dùng dầu ăn để bôi trơn bề mặt tất cả các loại lu và đầm. Ngoài ra để đảm bảo độ chặt của SMA tại các vị trí mép vệt rải, lớp SMA đã được rải thừa ra phía tim đường thêm 15cm so với mép thiết kế để sau này sẽ được cắt lùi vào, đảm bảo độ chặt của SMA và độ bằng phẳng tại khe nối dọc.
2 Epoxy Asphalt dùng cho phần xe cơ giới
2.1Sản xuất Epoxy Asphalt
Các thành phần chất kết dính Epoxy Asphalt Binder đã được nhập khẩu bằng đường thủy từ cảng Oaklan, Hoa Kỳ đến cảng Cát Lái (Thành phố Hồ Chí Minh) và tiếp tục được vận chuyển bằng đường bộ đến trạm trộn Xí nghiệp TCCG 630 (Cienco6) trong các thùng phuy 200 lít. Một máy trộn đặc biệt "Meter / Mix” do Công ty ChemCo System sản xuất đã được vận chuyển từ Thái Lan sang lắp đặt ở trạm trộn Cienco 630 để sản xuất BTN Êpoxy. Thiết bị chuyên dụng này có đồng hồ đo tự động liều lượng hai thành phần của Epoxy Asphalt, pha trộn chúng và phun hỗn hợp ở nhiệt độ trên 110 o C đến 121 ° C vào máy trộn.Vấn đề kiểm soát nhiệt độ là yếu tố quan trọng cho sự thành công của việc thảm Epoxy Asphalt, khi nhà thầu xả mỗi mẻ trộn BTN Epoxy từ trạm trộn xuống phễu xả, nhiệt độ mỗi mẻ đều được kiểm tra bằng nhiệt kế hồng ngoại. Các mẻ được chấp thuận được xả lên xe ô tô tự đổ loại 15 tấn, được vận chuyển đến cầu với cự ly khoảng 16 km, với thời gian vận chuyển ước tính 30 phút.Yêu cầu kỹ thuật của BTN Epoxy quy định phải kiểm soát nghiêm ngặt về thời gian vận chuyển BTN đến công trường vì các thành phần của Epoxy Asphalt bắt đầu phản ứng và gia tăng độ sệt của hỗn hợp. Thời gian trên xe quá lâu có thể làm cho hỗn hợp quá cứng sẽ khó khăn khi đi qua guồn xoắn của máy rải và khó đầm chặt đầy đủ.
2.2Thi công bê tông nhựa Epoxy
Công tác đầu tiên cần thực hiện trên công trường là vệ sinh mặt cầu thép. Bản thép mặt cầu đã được phun cát và sơn kẽm trước khi được chuyển lên lao lắp. Do quá trình đi lại thao tác của công nhân cùng các tác vụ thi công khác trong thời gian dài nên bề mặt dính nhiều bụi bẩn rất khó tẩy rửa sạch với các thiết bị thông thường. Một máy phun nước áp lực cao chuyên dụng đã được huy động để làm công tác vệ sinh mặt cầu. Việc làm vệ sinh phải được tiến hành và hoàn thành trước khi tưới nhựa dính bám ít nhất 6h để đảm bảo rằng bề mặt sạch sẽ và khô ráo trước khi phun nhựa.Trước khi thảm BTN Epoxy, nhà thầu sẽ tiến hành phun một lớp dính bám Epoxy Asphalt loại Id trên bản mặt cầu thép đã được sơn kẽm bảo vệ trước đó. Epoxy Asphalt Id là một phiên bản có độ sệt lớn hơn nhựa đường Epoxy Asphalt, sau khi phân tích sẽ tạo thành một màng Pôlime cứng hơn so với nhựa đường Epoxy làm chất kết dính. Lớp sơn kẽm, lớp dính bám Epoxy Asphalt loại Id và lớp BTN Epoxy Asphalt được đầm chặt có độ rỗng dưới 3% tạo thành một hệ thống bảo vệ chống rỉ rất hiệu quả cho bản mặt cầu thép.Một xe trộn và tưới nhựa dính bám, cũng được sản xuất bởi Công ty ChemCo System, đã được huy động đến công trường. Thiết bị này sẽ hun nóng các thành phần của lớp dính bám, định liều và trộn các thành phần với nhau một cách tự động và phun lên bản mặt cầu ở nhiệt độ khoảng 150 º C thông qua một hệ thống vòi phun.Để đảm bảo việc phun nhựa không ảnh hưởng đến các lan can đã được lắp đặt và cũng để giảm tác động của gió trên cầu khi phun nhựa, các tấm chắn bằng gỗ đã được chuẩn bị và lắp đặt và di chuyển dọc cầu trong quá trình phun nhựa dính bám Bond coat.Nhà thầu đã tiến hành thảm bê tông nhựa với chiều dày lớp rải 41mm cộng với lớp bù vênh. Sau khi cẩn thận kiểm tra nhiệt độ của BTN trên mỗi xe ôtô khi đến công trường, nhà thầu sẽ thực hiện các tác vụ thảm giống như việc thảm BTN thông thường với một số chỉnh sửa nhỏ.Tiêu chuẩn kỹ thuật của Dự án yêu cầu rằng việc lu sơ bộ phải được hoàn tất trước khi nhiệt độ hỗn hợp giảm xuống dưới 82 ° C và việc lu hoàn thiện phải được hoàn tất cuối cùng compaction được hoàn tất trước khi nhiệt độ hỗn hợp giảm xuống dưới 65°C. Các giới hạn về nhiệt độ được quy định để bảo đảm rằng hỗn hợp bê tông nhựa được thảm sẽ tiếp nhận được tất cả các công đầm nén cần thiết trước khi phản ứng hóa học của các thành phần xảy ra làm tăng đáng kể độ sệt của nhựa đường.Số lượng lu bố trí trên cầu khá hùng hậu gồm 2 lu lốp loại 20 tấn, một lu rung 2 bánh 10 tấn có trang bị lưới cắt và một lu tĩnh ba bánh nặng 12 tấn. Thực tế rải cho thấy chỉ cần dùng lu lốp và lu hai bánh đã đủ, không cần dùng đến lu 3 bánh.

2.3Trình tự và tốc độ thi công
Với tiến độ hoàn thành công trình khá gấp, biện pháp thi công đã được xây dựng theo hướng bảo vệ tối đa phần bê tông nhựa Êpoxy trên phần xe cơ giới, do vậy phần SMA 2 bên lề bộ hành được thi công trước để có thể dùng cho các phương tiện vẫn đang tham gia hoàn thiện cầu hoat động trong thời gian thảm BTN Êpoxy, đồng thời tránh được hiện tượng thiết bị thi công SMA đi lên trên mặt lớp bê tong nhựa Êpoxy đang hình thành cường độ. Công tác thảm BTN SMA phần lề bộ hành đã được tiến hành trước và kết thúc trong vòng 2 ngày. Ngày tiếp theo Nhà thầu tập trung tiến hành công tác vệ sinh lại mặt cầu (đã được thổi và rửa sạch trước đó, nhưng bị dính một số vệt nhựa epoxy do xe thi công phần lề gây ra) và phun lớp nhựa dính bám Êpoxy theo quy định. Nhựa dính bám Êpoxy Bond coat loại B1d đã được phun cho toàn bề rộng nửa mặt cầu phía hạ lưu. Phía thượng lưu tạm dùng để xe chở bê tông nhựa lưu thông. Tại các lối quay đầu xe có rải một lớp mỏng BTN Êpoxy lên phần nhựa dính đã phun để tránh hiện tượng lốp xe dính làm hỏng lớp Bond coat đã thi công. Phần xe cơ giới phía hạ lưu đã được thi công tiếp theo với hai vệt thảm, chiều rộng mỗi vệt 3,4m. Sau khi hoàn thành phần này, để cải thiện tốc độ rải cũng như tránh việc phải làm mối nối dọc giữa hai vệt rải, các Kỹ sư đã quyết định lắp thêm bộ nối dài của bàn là máy rải để có thể tiến hành rải phần còn lại với chỉ một vệt rải cho nửa bề rộng cầu. Quyết định này đã được chứng minh là thành công với độ bằng phẳng vệt rải và tiến độ thi công được cải thiện rõ rệt.Công tác thảm bê tông nhựa Epoxy đã kết thúc sáng ngày 26/6/2009. Cho đến nay, cơ bản vật liệu lớp phủ mặt cầu chưa phát sinh hiện tượng gì để lo lắng. Tuy nhiên, thời gian khai thác chưa đủ dài để có thể kết luận bất kỳ vấn đề gì. Trong thời gian sắp đến, Sở GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để tiếp tục theo dõi mức độ thích ứng của giải pháp lớp phủ mặt cầu thép Thuận Phước
Đọc thêm!

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

Công nghệ và vật liệu làm đặc chắc bề mặt bê tông công trình ngầm sau khi đã sửa chữa.

Hiện tượng hư hỏng do nứt, rỗ bê tông dẫn đến thấm nước tại các công trình ngầm xây dựng tưg bê tông và bê tông cốt thép thường xẩy ra rất phổ biến. Sửa chữa xử lý các hiện tượng hư hỏng này chính là xử lý chống thấm ngược. Xử lý chống thấm ngược cho các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép các công trình ngầm đã và đang được phát triển không ngừng cùng với sự phát triển của ngành hoá chất, vật liệu xây dựng và kỹ thuật thi công sửa chữa các công trình. Giải pháp sửa chữa chống thấm cho các công trình ngầm là giải pháp chống thấm ngược và được xem như một giải pháp giải quyết tương đối tổng thể nhất hiện nay. Tuy nhiên với công nghệ sửa chữa chống thấm và bê tồng cốt thép lại cần phải có các loại vật liệu đặc biệt phù hợp cho từng công nghệ.
Hư hỏng trên bề mặt Bê tông
 II. Công nghệ và vật liệu làm đặc chắc bề mặt bê tông công trình ngầm sau khi đã sửa chữa. Các công trình ngầm rất dễ bị hư hỏng và một trong những phương án sửa chữa đã được trình bày tại phần I. Một câu hỏi đạt ra là đối với các công trình ngầm bị hư hỏng, sau khi sửa chữa các vùng bê tông hư hỏng có tái diễn lại các hư hỏng không và nếu có thể có thì bao lâu? Nói chung chưa thể trả lời được câu hỏi này, vì vậy sau khi đã hoàn thành sửa chữa phải cần nghiên cứu ứng dụng loại vật liệu để làm tăng độ cứng, khả năng chống thấm nước, kéo dài tuổi thọ cho bê tông các công trình ngầm. 
2.1.Làm cứng hoá bề mặt bê tông sau khi đã sửa chữa 
- Dùng các cốt liệu chịu mài mòn, xi măng trộn với các chất kết dính đặc biệt trát lên bề mặt bê tông mới được sửa chữa; 
- Phủ lên bề mặt bê tông chất đóng rắn thể lỏng; 
- Quét lên bề mặt bê tông mới được sửa chữa một lớp kết dính sau đó dán các tấm lưới cacbon, sau cùng quét một lớp keo phủ bảo vệ đã dán lưới cacbon; Vật liệu để đáp ứng các công nghệ này bao gồm: 
- Cốt liệu cứng dạng bột trộn với xi măng portland; 
- Chất đóng rắn thể lỏng PENTRA –SILTM của hãng Convergent Concrete Technologies USA; - Tấm màng cacbon có rất nhiều hãng hoá phẩm xây dựng có bán tại Việt Nam 
2.2. Xử lý làm tăng khả năng chống thấm nước cho bê tông sau khi đã sửa chữa: Các công trình ngầm là các công trình thường xuyên tiếp xúc với nước, vì vậy yêu cầu đầu tiên đối với bê tông của công trình là phải có khả năng chống thấm cao. 
Vì vậy, nếu bề mặt bê tông trong vùng hư hỏng đã được sửa chữa, cần được phủ một lớp bảo vệ cách ly với nước. 
Vật liệu phục vụ cho công việc này bao gồm:
 - Dung dịch phủ có tính thâm nhập: Radcon 7…; 
- Lớp phủ cao su – xi măng; 
- Lớp phủ bằng Epoxy hoặc Epoxy – than đá;
 - Nhựa đường cải biến.
Trám vá sửa chữa khuyết tật bề mặt
III. Kết luận: 
Có rất nhiều công nghệ và vật liệu để sửa chữa bê tông và bê tông cốt thép công trình ngầm như: CAF System Conclinic Advanced Fibrwrap System; TYFO Fibrwrap System; Surtreat System; CAUW System Conclinic Advanced Underwater Retrofit System; ARC System Acrylic Resin Chemical System ASG Activated Silicate Grouting…Tuy nhiên công nghệ phụt chặn nước bằng dung dịch Poly urethan và trát vữa chống thấm đặc biệt của hãng SCOT VIKER đã được trình bày ở trên là công nghệ phổ biến và dễ áp dụng nhất trong điều kiện của Việt Nam. Công nghệ này thích hợp cho việc sửa chữa các hư hỏng thấm nước của các công trình ngầm chịu áp nước mà không có điều kiện hạ mực nước bên ngoài. Các loại vật liệu phục vụ cho công nghệ này đều có bán sẵn tại Việt Nam.
Đọc thêm!

Chống thấm chống ẩm tường gạch, Phương án xử lý hiệu quả

Thấm dột chân tường, hiện trạng
Chính vì lẽ đó mà ngày nay, chẳng ai chịu đựng nổi một không gian sống cùng với những ẩm mốc, loang lổ do ẩm chân tường gây ra. Vậy nguyên nhân do đâu?, ảnh hưởng của hiện tượng này đến môi trường sống của chúng ta thế nào? phương án xử lý nào khả thi nhất đối với môi trường, điều kiện, khí hậu đặc thù của Việt Nam ta.Hiện tuong nước leo chân tường gây ô nhiễm môi trường sống Những vị trí thường gặp hiện tượng này: Chân tường bên ngoài các khu vệ sinh, khu rửa chén bát... Chân tường bên trong tầng hầm. Chân tường kẹt giữa hai nhà có khoảng cách. Chân tường nơi có nền đất ẩm. Nguyên Nhân Có nhiều nguyên nhân kếp hợp tạo nên hiện tượng này, nhưng ở đây chúng ta đi vào những nguyên nhân chủ yếu, Và chỉ khi chúng ta nắm được nguyên nhân, chúng ta mới có thể chọn phương án xử lý hiệu quả. - Do bản chất của hồ vữa xi măng xốp, mền, nên tính hấp thụ nước tự nhiên cao, và cứ theo nguyên tắc “bấc đèn dầu”, hồ vữa hút nước và lan theo mạch lên trên, cho đến khi không thể hút lên được nữa, thông thường chúng làm ẩm chân tường khoảng 50cm đến 1mét, kể từ cốt nền ẩm, và lớp hồ vữa này càng cũ thì độ thấm càng mạnh. - Do khi xây, người thợ xây cầm viên gạch theo chiều đứng, đắp vữa lên đầu viên gạch và gạt vữa thành hình tháp rồi đặt viên gạch lên tường đã trải sẵn lớp hồ, thao tác này đã gây ra những chỗ thiếu vữa, đôi khi tạo ra những cái lỗ thậm chí thông sang bên kia tường. - Do không được đánh giá đúng tính quan trọng của việc chống thấm, nên không được tính đến trong thiết kế và hiển nhiên không có biện pháp thi công chống thấm ngay trước khi hoàn thiện công trình. II. Ảnh hưởng của việc ẩm mốc đối với chất lượng môi trường sống của con người Chúng ta đã biết, khi nước thấm lên tường đã mang theo một lượng muối khoáng có trong nước, cùng nhiều vi chất “bổ dưỡng” cho các loại nấm mốc tồn tại phát triển, chính vì điều này chúng ta có phần nào hiểu được, tại sao ở Việt Nam ta có tỷ lệ người mắc các chứng bệnh ở đường hô hấp nhiều đến vậy. Cho đến nay các nhà khoa học đã chỉ ra cho chúng ta hàng trăm loại vi nấm có trong những vết ẩm mốc đó. Các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy căn nguyên của bệnh viêm xoang là do một loài vi nấm gây ra. Vì vậy khi chúng ta ở trong môi trường nấm mốc, chúng ta có thể hít phải những loại vi nấm này, điều này đồng nghĩa với những nguy cơ bị dị tật đường hô hấp, ho hen..., rất cao, biểu hiện rõ nhất là trẻ em ở trong môi trường này rất hay bị sổ mũi, ho.Nếu ai trong các bạn đã từng tham gia xây dựng các nhà máy sản xuất thuốc chữa bệnh, mới thấy hết những yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế khắt khe như thế nào về việc xử lý chống thấm, chống ẩm này.Phương án xử lý của chúng tôi được gọi là: biện pháp cắt nước mạch hồ vữa chân tường. Các bạn cùng chúng tôi đi qua từng công đoạn thi công của phương án này:
Thấm vách tầng hầm
(1) Đục tạo rãnh, quét một lớp vữa gốc xi măng, đây là loại vữa có tính năng độc đáo, nó có thể phát triển ninh kết trong các mao dẫn, các khe hở nhỏ, nhờ sự kích hoạt của nước, hay hơi ẩm. Sau đó trám lại bằng một hỗn hợp vữa, cát, xi măng được trộn thêm một liều lượng phụ gia nhất định, tạo nên một loại vữa có cường độ mà nước không có khả năng thẩm thấu qua được.
 (2) Loại vữa hỗn hợp trên được trát trực tiếp lên bề mặt tưòng gạch, nhằm loại bỏ hoàn toàn những chỗ rỗng do thiếu vữa, nó đảm bảo rằng bề mặt đã bược phủ kín, có độ dầy khoảng 0,5cm. 
 (3) Quét 1 lớp vật liệu chống thấm gốc xi măng (công nghệ phát triển mạng tinh thể), nhằm củng cố và đảm bảo rằng: độ bền của hạng mục xử lý là vĩnh cửu. 
 (4) Tô vữa hoàn thiện, phục hồi lại mới như lúc ban đầu. Hình ảnh thực tế hiệu quả của phương án này. manhkhanh manhkhanh Trên đây là bức ảnh chụp ở một công trình tầng hầm để xe tại Hà Nội, sau khi đã xử lý nhiều lần mà không được, các bạn thấy cả việc lót màng bitum chống thấm ngược, một biện pháp thể hiện một trình độ yếu kém đến ngạc nhiên cũng được áp dụng,và sau khi chúng tôi xử lý bằng phương án nêu trên đã hết hẳn việc thấm chân tường tầng hầm.
Phương án xử lý chống thấm

Đọc thêm!

Bài đăng phổ biến

Xây dựng, Sử dụng và Bảo quản Bể bơi

Xây dựng hồ bơi:
- Bạn hãy nghĩ về nó ngay từ khi lập kế hoạch xây nhà và trao đổi với kiến trúc sư thiết kế ngôi nhà của mình. Họ sẽ gợi ý cho bạn về hình dáng của hồ bơi như thế nào, hình tròn, hình chữ nhật, hình oval hay tự nhiên, … hệ thống đèn trang trí, thác nước… để hồ bơi có một dáng vẻ phù hợp với thiết kế chung của ngôi nhà.- Xử lý nước ban đầu phải thật chuẩn. Độ pH chuẩn là từ 7.2 – 7.6 pH. Độ pH trong nước hồ bơi là một chỉ số rất quan trọng ảnh hưởng tới tác dụng khử trùng của Clorine, an toàn về sức khoẻ, tạo sự thoải mái cho người bơi và độ bền của thiết bị. Khi pH >7.6 thì các chất diệt khuẩn sẽ mất tác dụng và tăng khả năng tạo cặn vôi trong thiết bị và đường ống. Khi pH < 7.2 sẽ gây xót mắt và khô tóc cho người bơi đồng thời tăng khả năng ăn mòn thiết bị.
Gồm lọc nước và khử trùng nước.

- Mức độ sử dụng hồ bơi như thế nào, gia đình bạn có bao nhiêu thành viên…
- Việc bố trí hồ bơi ở đâu tùy thuộc vào điều kiện mặt bằng và ý thích của chủ nhân: ngoài trời, trong nhà, trên sân thượng…
- Với các hồ bơi trên các tầng cao, phải tính trước kết cấu và việc xử lý chống thấm cực kỳ quan trọng.
- Nếu xây hồ bơi ở sân vườn thì chú trọng đất nền móng ở từng khu vực. Nếu ở sát bờ sông hoặc bờ biển thì kết cấu phức tạp hơn.
- Chi phí đầu tư phụ thuộc vào vị trí đất (đất yếu thì chi phí đầu tư lớn hơn) và phụ thuộc vào lựa chọn chủng loại thiết bị hồ bơi như thế nào.
- Thời gian thi công: phụ thuộc vào tiến độ chung của ngôi nhà và quy mô của hồ bơi.
- Giá xây dựng cơ bản hiện được tính theo thời giá (dao động từ 3 triệu – 5 triệu đồng/mét vuông – lưu ý là giá vật liệu xây dựng hiện nay thay đổi rất mạnh).
- Khi xây dựng hồ bơi, cần lưu ý để chọn các nhà thầu uy tín, thiết kế đường ống chuẩn, đảm bảo các yếu tố kỹ thuật. Như vậy trong quá trình sử dụng sẽ tiết kiệm được chi phí bảo quản, bảo trì , tiết kiệm điện…
Sử dụng và bảo quản hồ bơi:
Chúng ta đều quan tâm đến chi phí ban đầu khi xây dựng hồ bơi mà ít quan tâm đến chi phí phải trả trong quá trình sử dụng, bảo quản hồ bơi và vấn đề xử lý nước hồ bơi như thế nào để tốt cho sức khoẻ của gia đình. Đây mới là vấn đề quan trọng.

- Trong quá trình sử dụng cũng cần thường xuyên thử nước để điều chỉnh. Chất axít trong nước mưa cũng làm giảm độ ph nên phải có những biện pháp cân bằng. Nên có một bộ máy thử nước ở nhà (giá khoảng trên 20 USD, quý vị có thể tìm hiểu để tự thực hiện hoặc thuê các công ty dịch vụ).
- Khi sử dụng các hoạt chất nên chọn thời điểm thích hợp để bỏ vào hồ. Vào buổi chiều tối lúc trời thoáng mát là thích hợp nhất, sẽ hiệu quả và đỡ tốn kém.
- Nếu hồ bơi trong nhà là một khu vực không thóang khí, nên lựa chọn các loại Hóa chất và thiết bị
- Về các phụ kiện , thiết bị thay thế: sau một thời gian sử dụng sẽ bị hao mòn, cần thay thế. Có một số trường hợp chủ nhân chọn thiết bị quá đặc biệt, lúc hư hỏng khó tìm thiết bị thay thế trên thị trường. vì vậy khi trang bị cho hồ bơi nên cân nhắc và lựa chọn các thiết bị chuẩn, dễ tìm trên thị trường.
- Nên vệ sinh hồ thường xuyên. Hiện nay có loại robo vệ sinh hồ, giá từ 1000 USD – 2000 USD. Ơ nước ngoài thường hay sử dụng. Tuy nhiên, ở Việt Nam nhân công rẻ nên thuê nhân công tiết kiệm hơn.
- Về chi phí sử dụng, bảo quản hàng tháng: điều này cũng phụ thuộc vào mức độ sử dụng và trang thiết bị của hồ bơi. có thể so sánh việc sử dụng hồ bơi cũng như sử dụng một chiếc xe. Nếu xe tốt thì ít hư và bảo trì đỡ tốn kém và ngược lại.
- Không nên trồng cây lớn xung quanh khu vực hồ bơi vì rễ cây có thể ảnh hưởng đến hồ bơi.
Quá trình cơ ban trong xử lý nước hồ bơi và một số Hóa chất cơ bản:
Mỗi ngày quý vị nên cho hệ thống thiết bị lọc nước tuần hoàn hồ bơi lọc tối thiểu 6h/ngày với hồ bơi gia đình . Sau khi lọc nước là giai đoạn xử lý nước hồ bơi, thử nước, khử trùng bằng các hoạt chất. Khi xây dựng hồ bơi, nhà thầu hoặc công ty cung ứng dịch vụ cũng cung cấp cho bạn về quy trình và một số nguyên tắc cơ bản như bảng hướng dẫn cách thử nước hồ bơi, bảng dung lượng axít cần dùng để làm giảm độ pH, các thông số tiêu chuẩn lý tưởng về Hóa chất trong hồ bơi…
Để có một hồ bơi đạt chất lượng cao, đúng tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh cho người sử dụng, thì thiết bị lọc nước tuần hoàn và Hóa chất xử lý nước hồ bơi được quan tâm hàng đầu. Hệ thống lọc nước tuần hoàn chỉ có thể loại bỏ được các chất cặn bã không hoà tan trong nước , có kích thước lớn, nhưng không thể ngăn chặn và tiêu diệt được sự phát triển của các vi khuẩn, rêu tảo, tạp chất cũng như không thể loại bỏ được các chất cặn lơ lửng có kích thước quá nhỏ. điều đó chỉ có thể thực hiện được khi sử dụng các loại Hóa chất chuyên dùng của hồ bơi. dưới đây là một số loại thường dùng hiện nay:
- Hóa chất Chlorine dạng bột, Hóa chất Clorine dạng viên: để diệt và hạn chế vi khuẩn cùng các rong tảo trong hồ.
- Hóa chất SODA: để kiểm soát tổng lượng kiềm và điều chỉnh độ pH.
- Hóa chất ổn định Clorine: để hạn chế ảnh hưởng của nắng mặt trời lên lượng Clorine trong hồ. (Lưu ý:thành phần hoạt tính của loại này là 1000g/kg Iso Cyanuric Acid, không được dùng cho các hồ nước nóng hoặc hồ massage tập thể có mái che).
- Hóa chất lắng cặn ALUM
- Hóa chất làm bóng nước, giúp cho nước hồ bơi trong vắt và óng ánh. Đây là loại thích hợp với tất cả mọi Hóa chất khác và không ảnh hưởng đến mức cân bằng Hóa chất của hồ bơi.
- Hóa chất Brommine dạng viên: dùng để để diệt và hạn chế vi khuẩn cùng các rong tảo trong hồ massage.

Lát gạch trong thi công Bể bơi

Bể bơi và phong thuỷ

Thi công chống thấm Bể bơi, Bể nước
Công nghệ xây dựng hồ bơi