|
Thấm dột chân tường, hiện trạng |
Chính vì lẽ đó mà ngày nay, chẳng ai chịu đựng nổi một không gian sống cùng với những ẩm mốc, loang lổ do ẩm chân tường gây ra. Vậy nguyên nhân do đâu?, ảnh hưởng của hiện tượng này đến môi trường sống của chúng ta thế nào? phương án xử lý nào khả thi nhất đối với môi trường, điều kiện, khí hậu đặc thù của Việt Nam ta.Hiện tuong nước leo chân tường gây ô nhiễm môi trường sống
Những vị trí thường gặp hiện tượng này:
Chân tường bên ngoài các khu vệ sinh, khu rửa chén bát...
Chân tường bên trong tầng hầm.
Chân tường kẹt giữa hai nhà có khoảng cách.
Chân tường nơi có nền đất ẩm.
Nguyên Nhân
Có nhiều nguyên nhân kếp hợp tạo nên hiện tượng này, nhưng ở đây chúng ta đi vào những nguyên nhân chủ yếu, Và chỉ khi chúng ta nắm được nguyên nhân, chúng ta mới có thể chọn phương án xử lý hiệu quả.
- Do bản chất của hồ vữa xi măng xốp, mền, nên tính hấp thụ nước tự nhiên cao, và cứ theo nguyên tắc “bấc đèn dầu”, hồ vữa hút nước và lan theo mạch lên trên, cho đến khi không thể hút lên được nữa, thông thường chúng làm ẩm chân tường khoảng 50cm đến 1mét, kể từ cốt nền ẩm, và lớp hồ vữa này càng cũ thì độ thấm càng mạnh.
- Do khi xây, người thợ xây cầm viên gạch theo chiều đứng, đắp vữa lên đầu viên gạch và gạt vữa thành hình tháp rồi đặt viên gạch lên tường đã trải sẵn lớp hồ, thao tác này đã gây ra những chỗ thiếu vữa, đôi khi tạo ra những cái lỗ thậm chí thông sang bên kia tường.
- Do không được đánh giá đúng tính quan trọng của việc chống thấm, nên không được tính đến trong thiết kế và hiển nhiên không có biện pháp thi công chống thấm ngay trước khi hoàn thiện công trình.
II. Ảnh hưởng của việc ẩm mốc đối với chất lượng môi trường sống của con người
Chúng ta đã biết, khi nước thấm lên tường đã mang theo một lượng muối khoáng có trong nước, cùng nhiều vi chất “bổ dưỡng” cho các loại nấm mốc tồn tại phát triển, chính vì điều này chúng ta có phần nào hiểu được, tại sao ở Việt Nam ta có tỷ lệ người mắc các chứng bệnh ở đường hô hấp nhiều đến vậy. Cho đến nay các nhà khoa học đã chỉ ra cho chúng ta hàng trăm loại vi nấm có trong những vết ẩm mốc đó. Các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy căn nguyên của bệnh viêm xoang là do một loài vi nấm gây ra. Vì vậy khi chúng ta ở trong môi trường nấm mốc, chúng ta có thể hít phải những loại vi nấm này, điều này đồng nghĩa với những nguy cơ bị dị tật đường hô hấp, ho hen..., rất cao, biểu hiện rõ nhất là trẻ em ở trong môi trường này rất hay bị sổ mũi, ho.Nếu ai trong các bạn đã từng tham gia xây dựng các nhà máy sản xuất thuốc chữa bệnh, mới thấy hết những yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế khắt khe như thế nào về việc xử lý chống thấm, chống ẩm này.Phương án xử lý của chúng tôi được gọi là: biện pháp cắt nước mạch hồ vữa chân tường. Các bạn cùng chúng tôi đi qua từng công đoạn thi công của phương án này:
|
Thấm vách tầng hầm |
(1) Đục tạo rãnh, quét một lớp vữa gốc xi măng, đây là loại vữa có tính năng độc đáo, nó có thể phát triển ninh kết trong các mao dẫn, các khe hở nhỏ, nhờ sự kích hoạt của nước, hay hơi ẩm. Sau đó trám lại bằng một hỗn hợp vữa, cát, xi măng được trộn thêm một liều lượng phụ gia nhất định, tạo nên một loại vữa có cường độ mà nước không có khả năng thẩm thấu qua được.
(2) Loại vữa hỗn hợp trên được trát trực tiếp lên bề mặt tưòng gạch, nhằm loại bỏ hoàn toàn những chỗ rỗng do thiếu vữa, nó đảm bảo rằng bề mặt đã bược phủ kín, có độ dầy khoảng 0,5cm.
(3) Quét 1 lớp vật liệu chống thấm gốc xi măng (công nghệ phát triển mạng tinh thể), nhằm củng cố và đảm bảo rằng: độ bền của hạng mục xử lý là vĩnh cửu.
(4) Tô vữa hoàn thiện, phục hồi lại mới như lúc ban đầu.
Hình ảnh thực tế hiệu quả của phương án này.
manhkhanh manhkhanh
Trên đây là bức ảnh chụp ở một công trình tầng hầm để xe tại Hà Nội, sau khi đã xử lý nhiều lần mà không được, các bạn thấy cả việc lót màng bitum chống thấm ngược, một biện pháp thể hiện một trình độ yếu kém đến ngạc nhiên cũng được áp dụng,và sau khi chúng tôi xử lý bằng phương án nêu trên đã hết hẳn việc thấm chân tường tầng hầm.
|
Phương án xử lý chống thấm |
Related Posts :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét