Thông thường sẽ áp dụng 2 cách chống thấm là: chống thấm ngược và chống thấm thuận.
+ Chống thấm thuận: tìm hiểu bị thấm do đâu => dỡ bỏ phần công trình cũ => xây tô mới và chống thấm ngay từ đầu, sau đó làm các công đoạn như chống thấm ngược. Giá cả chống thấm nguyên nhân tùy theo độ khó xử lý của công trình mà dao động từ vài triệu đến chục triệu.
+ Chống thấm ngược: dùng một nguyên vật liệu chống thấm, các chất phụ gia để xử lý ngay chỗ bị thấm, cách này không phức tạp bằng chống thấm nguyên nhân, độ bền cũng thấp hơn. Giá cả chống thấm ngược tính theo diện tích (m2) cần chống thấm. Cách này thường áp dụng khi không thể chống thấm bằng cách trên (chống thấm nguyên nhân).
Nguyên vật liệu cho chống thấm:
+ Sơn chống thấm: Có hàng chục nhãn hiệu sơn trên thị trường, có nhiều loại có thể sơn lên bề mặt các vật liệu cần chống thấm như tôn, ngói, bê tông, tường, ống và các bồn chứa bằng kim loại. Còn có loại sơn được pha chế có thể chống thấm ngược phù hợp với khí hậu Việt Nam.
+ Hóa chất chống thấm: Ngoài sơn, còn có nhiều loại hóa chất chống thấm với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như Sika, One-seal, Expo, Kova,… có công dụng chống thấm sàn, sân thượng, trần nhà, tường, bếp...như mặt đá, gạch bị nứt…
Chong cham nha cua Khi công trình, nhà cửa có biểu hiện bị thấm, nên tìm cách giải quyết càng sớm càng tốt. Với công trình lớn, trước khi chống thấm nên tham khảo các nhà chuyên môn tư vấn vì các công trình có thể có nhiều hạng mục với kết cấu thi công và sử dụng nguyên vật liệu khác nhau, đòi hỏi kỹ thuật xử lý và chống thấm khác nhau. Tốt nhất là tìm các đơn vị uy tín thực hiện để có kết quả tốt và bền vững. Nếu vấn đề không lớn có thể tự xử lý được thì có thể giải quyết dễ dàng bằng cách quét, dán, phủ…chất liệu, vật liệu chống thấm lên bề mặt bị thấm hay cần chống thấm là có thể chống thấm được.
Tham khảo thêm thông tin về Chống thấm dột tại đây
Qui trình chống thấm áp dụng cho Công trình
Qui trình thi công chống thấm áp dụng cho gia đình và công trình quy mô nhỏ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét