Tại các vị trí nối đặt cốt thép bình thường có thêm các thanh thép nối (joint bars) liên kết ngàm giữa các đốt hầm. Giữa các liên kết thi công có các tấm ngăn nước (water stop) được đặt giữa các khối bê tông. Vật liệu chống thấm mối nối là Sika Flexconstruction, toàn bộ mặt hầm được chống thấm như chống thấm mặt cầu.Một số vị trí do thi công tấm ngăn nước bị sai lệch vị trí và sau đó nhà thầu phải đục bê tông và đặt lại , bơm vữa sika rất tốn kém, tuy nhiên quá trình thi công nhà thầu và tư vấn rất nghiêm túc vì vậy không đáng ngại.
Trên tường tại vị trí cột số 8-9 xuất hiện những vết nước đen rỉ ra ở giữa tường chảy thành vết dài xuống mặt đường. Vệt đen dài khoảng 2m, rộng 10cm, nhìn xa giống như bị bôi bẩn, tuy nhiên khi lại gần trên tường có vết nứt nhỏ và nước chảy ra từ đây. Cũng tại vị trí này trên trần hầm xuất hiện 3 vệt nước nhỏ dài hơn 1m. Đặc biệt, tại điểm mấu giữa trụ số 8-9 nước chảy thành giọt lớn liên tục xuống dải phân cách giữa đường hầm, bắn vào người đi đường.Tại điểm nối giữa đốt hầm 8-9, nước tiếp tục thấm mang theo màu của phụ gia vàng sẫm, pha nhựa đen tràn ra ở khe co giãn phía tường hầm (theo hướng Đại Cồ Việt - Đào Duy Anh) tạo thành những vệt màu ố dài trên 2m.Cách đó không xa, đi từ phía làn Đào Duy Anh sang Đại Cồ Việt, vừa đi hết phần hầm hở, vào hầm kín chừng 5m cũng dễ dàng bắt gặp những vệt ố vàng ở một khe nối khác.
Nhiều người cho rằng rò rỉ nước ở hầm Kim Liên nằm trong mức độ cho phép. Hầm Kim lên là hầm trên cạn nên không cần thiết phải có kết cấu chống thấm tuyệt đối. Một số kỹ sư nói rằng ở Nhật Bản cũng có hiện tượng này còn nhiều hơn ở tại hầm Kim Liên, và cho tới nay công trình của họ vẫn tồn tại.Theo ý kiến ban đầu của đơn vị tư vấn, nguyên nhân gây thấm có thể bắt nguồn từ các lý do: lún cục bộ tại mối nối (kết quả quan trắc lún từ tháng 4/2009 đến tháng 7/2009 cho thấy có độ lún nhỏ từ 1-2mm) hoặc lỗi trong quá trình thi công đã làm hỏng màng ngăn nước tại khe giãn. Tuy nhiên, tư vấn khẳng định công trình vẫn an toàn về kết cấu, không có những ảnh hưởng đến việc lưu thông trong hầm.
Có nhiều nguyên nhân gây ra thấm được giả định như sau:
- Chất lượng màng chống thấm.
- Chất lượng thi công màng chống thấm
- Chất lượng nền móng công trình
- Chất lượng thi công kết cấu hầm
- Phạm vi chống thấm được thíêt kế và thi công.
- Đối với việc rạn nứt bê tông (nếu có) thì cũng có nhiều nguyên nhân như chất lưọng vật liệu, khả năng chịu lực của kết cấu, chất lưọngj thi công... đặc biệt với kết cấu bê tông khối lớn như vậy thì vấn đề bảo dưỡng cũng như các biện pháp hỗ trợ tránh hiện tưọng nứt vì nhiệt cần được coi trọng.
- Có thể xảy ra chuyển vị nhỏ của tường chắn, dẫn đến khe co giãn không phát huy tác dụng 100% - Mực nước ngầm tại đây khá cao, sẽ tạo áp lực nhất định lên các vị trí chắn nước xung yếu.Việc thi công tường chắn ở đây khá cẩn thận, tuy nhiên không thể khẳng định 100% các khe co giãn kín tuyệt đối.
- Nước mặt (do mưa) có thể cũng là nhân tố quan trọng trong hiện tượng rò rỉ này, hiện nay phần mặt đường phía trên hầm cả hai bên đều chưa hoàn thiện.
Căn cứ vào kết cấu của khe co dãn ta có thể thấy vài nguyên nhân cơ bản làm cho nước chảy như sau
1 – Do khi thi công người ta đặt sợi không chuẩn, không có biện pháp làm kín chuyên nghiệp nhằm tránh mất nước xi măng ở cả 2 vị trí tiếp xúc bên trên và bên dưới, giữa băng cản nước chuyên dụng loại O PVC và bê tông đốt hầm, điều này đã tạo ra những vệt bọng rỗ bê tông chạy dài theo khe co dãn, làm mất tác dụng của băng cản nước PVC, theo lẽ tự nhiên nước chảy qua các vị trí bọng rỗ đó mà ra ngoài. Hình minh họa nguyên nhân
2 – Khi sửa chữa khe co dãn, người có trách nhiệm của hầm đã chọn phương án xử lý không phù hợp (đến mức khó hiểu). Người ta đã cho dùng bitum nhét vào khe, trám lại bằng vữa...tạo ra một khe giả che sự rò rỉ nước ở bên trong, nên khi đưa hầm vào khai thác, lớp vữa tạo khe bên ngoài đã không chịu nổi tải trọng rung nên bị nứt, các vị trí liên kết giữa bê tông cũ và vữa trám bị bung, nước chảy ra và cái mầu đen ngòm của nước chảy ra từ khe co dãn là minh chứng rất rõ cho phương án kỳ lạ đó.Đây là hình ảnh chứng minh rất rõ nước chảy đen (màu bitum) chảy ra ở đường tiếp giáp giữa vữa tạo khe mới và bê tông hầm do bị bung.
Theo quan trắc thì có hiện tượng lún không đều giữa 2 đốt hầm, do đó cần phải có biện pháp đúng đắn xử lý trước khi đưa ra giải pháp chống thấm. Do đó, tại hầm Kim Liên, đơn vị thi công đã tiến hành bơm vữa áp lực với vật liệu Polygrout không thuộc gốc xi măng, vì nếu sử dụng loại vật liệu gốc xi măng đối với kết cấu có chuyển vị sẽ không triệt để. Một số vị trí sau khi được bơm vật liệu Polygrout thì thấy không còn hiện tượng thấm dột. Các vị trí khác còn thấm dột là do chưa được xử lý.Nhà thầu Taisei (Nhật Bản) sẽ thực hiện biện pháp xử lý chống thấm (đã được tư vấn JBSI-Viện kết cấu và cầu Nhật Bản phê duyệt) kể từ ngày 10/8. Hiện tượng trên sẽ được giải quyết xong trước khi công trình hoàn thành vào tháng 9/2009. Về công tác phòng chống úng ngập trong mùa bão lũ, MPMU( Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội) cho biết, nhà thầu vẫn đang gấp rút thi công để hoàn thiện những hạng mục còn lại của hầm đường bộ Kim Liên và có kế hoạch phân luồng, đảm bảo an toàn giao thông khi hầm bị úng ngập.
“Do đây là công trình trọng điểm, Ban đã yêu cầu tư vấn và nhà thầu phải hoàn chỉnh báo cáo biện pháp tổ chức thi công xử lý thấm triệt để, báo cáo tính chất cơ lý của vật liệu. Tư vấn cần kiểm tra, đánh giá kết quả thí nghiệm vật liệu mà nhà thầu đưa vào xử lý thấm, hoàn công các điểm xử lý, theo dõi thường xuyên kết quả sau xử lý. Riêng các khu vực xử lý thấm, nhà thầu phải tạm ngưng công tác hoàn thiện mặt đường” - ông Nguyễn Sỹ Bảo Giám đốc MPMU nói.
Đọc thêm!